Nhìn từ Đại hội nhiệm kỳ VI VFF: Nền tảng

Sự bình thường của BĐVN là mỗi vị Chủ tịch tối đa chỉ ngồi ghế 1 nhiệm kỳ. Hoặc hơi bình thường là một nhiệm kỳ 4 năm nhưng có thể có ít nhất 2 người thay nhau ngồi ghế Chủ tịch (tự rời bỏ, hoặc bị buộc phải rời bỏ).

(TT&VH) - Song, việc hầu hết các vị trí quan trọng của bộ máy Liên đoàn của khóa V đã tái đắc cử hoặc được nâng cấp (từ vị trí thấp lên tới cao) như những gì đã diễn ra hôm qua tại Đại hội VFF mới thực sự là điều bình thường cần thiết để xây dựng và phát triển một nền bóng đá. Nếu tính cả sự trở lại của ông Phạm Ngọc Viễn trước kia là Tổng thư ký (năm 2005) nay là Phó Chủ tịch chuyên môn, và rất có thể Tổng thư ký sẽ vẫn là Trần Quốc Tuấn và người nắm mảng thi đấu (quan trọng nhất ở cấp điều hành) là Phó tổng Dương Nghiệp Khôi, thì tỉ lệ ấy người cũ tiếp tục khóa mới là 100%. Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã nhận được sự tín nhiệm gần như tuyệt đối để tiếp tục đứng đầu VFF thêm một nhiệm kỳ nữa. Ảnh: Quốc Khánh. Có thể trong số đó có những người xứng đáng tiếp tục vì công sức, đóng góp của họ trong quá trình 4 năm, và có thể trong số đó có những người vì thiếu đối trọng tranh cử, hoặc chưa thực sự xứng đáng, nhưng việc các “cử tri” tiếp tục lựa chọn cho thấy họ muốn BĐVN cần có tính liên tục, không có sự xáo trộn lớn. Cũng có thể coi đó như một cơ hội mà người ta dành cho 1 ông Chủ tịch, 3 ông Phó cùng với ê kíp điều hành để khắc phục những hạn chế mà họ đã gây ra hoặc chưa thể giải quyết trong nhiệm kỳ 4 năm trước. Nhưng để đạt được những điều như thế, người ta cần có một sự thay đổi tích cực trong tư duy chiến lược (dài hạn) và những nước cờ mang tính trách nhiệm với vận mệnh của một nền bóng đá. Chẳng hạn, với vấn đề cầu thủ ngoại nó phải là sự đồng bộ và mang tính bổ sung hoặc nhân-quả. Nếu ĐTVN không cần các cầu thủ ngoại nhập quốc tịch đứng trong đội hình, thì nhất định V-League không thể là giải đấu châu Phi và Brazil mở rộng. Hay với trung tâm bóng đá trẻ, nếu như những người đã được lợi từ việc xây dựng một khu đào tạo với cơ ngơi lên tới hơn 100 tỉ đồng đầu tư, thì ở nhiệm kỳ này họ sẽ phải thể hiện trách nhiệm là đào tạo được ra những tài năng bóng đá cho đất nước trong 4 năm tiếp theo (và hơn nữa). Nhìn ở góc độ này, có lẽ Đại hội VI lần này không ầm ĩ, không ồn ào, không có “đánh đấm” nội bộ, nhưng lại là một đại hội mang tính nền tảng nhất từ trước tới nay! Phạm Tấn (TT&VH) - Sự bình thường của BĐVN là mỗi vị Chủ tịch tối đa chỉ ngồi ghế 1 nhiệm kỳ. Hoặc hơi bình thường là một nhiệm kỳ 4 năm nhưng có thể có ít nhất 2 người thay nhau ngồi ghế Chủ tịch (tự rời bỏ, hoặc bị buộc phải rời bỏ). Song, việc hầu hết các vị trí quan trọng của bộ máy Liên đoàn của khóa V đã tái đắc cử hoặc được nâng cấp (từ vị trí thấp lên tới cao) như những gì đã diễn ra hôm qua tại Đại hội VFF mới thực sự là điều bình thường cần thiết để xây dựng và phát triển một nền bóng đá. Nếu tính cả sự trở lại của ông Phạm Ngọc Viễn trước kia là Tổng thư ký (năm 2005) nay là Phó Chủ tịch chuyên môn, và rất có thể Tổng thư ký sẽ vẫn là Trần Quốc Tuấn và người nắm mảng thi đấu (quan trọng nhất ở cấp điều hành) là Phó tổng Dương Nghiệp Khôi, thì tỉ lệ ấy người cũ tiếp tục khóa mới là 100%. Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã nhận được sự tín nhiệm gần như tuyệt đối để tiếp tục đứng đầu VFF thêm một nhiệm kỳ nữa. Ảnh: Quốc Khánh. Có thể trong số đó có những người xứng đáng tiếp tục vì công sức, đóng góp của họ trong quá trình 4 năm, và có thể trong số đó có những người vì thiếu đối trọng tranh cử, hoặc chưa thực sự xứng đáng, nhưng việc các “cử tri” tiếp tục lựa chọn cho thấy họ muốn BĐVN cần có tính liên tục, không có sự xáo trộn lớn. Cũng có thể coi đó như một cơ hội mà người ta dành cho 1 ông Chủ tịch, 3 ông Phó cùng với ê kíp điều hành để khắc phục những hạn chế mà họ đã gây ra hoặc chưa thể giải quyết trong nhiệm kỳ 4 năm trước. Nhưng để đạt được những điều như thế, người ta cần có một sự thay đổi tích cực trong tư duy chiến lược (dài hạn) và những nước cờ mang tính trách nhiệm với vận mệnh của một nền bóng đá. Chẳng hạn, với vấn đề cầu thủ ngoại nó phải là sự đồng bộ và mang tính bổ sung hoặc nhân-quả. Nếu ĐTVN không cần các cầu thủ ngoại nhập quốc tịch đứng trong đội hình, thì nhất định V-League không thể là giải đấu châu Phi và Brazil mở rộng. Hay với trung tâm bóng đá trẻ, nếu như những người đã được lợi từ việc xây dựng một khu đào tạo với cơ ngơi lên tới hơn 100 tỉ đồng đầu tư, thì ở nhiệm kỳ này họ sẽ phải thể hiện trách nhiệm là đào tạo được ra những tài năng bóng đá cho đất nước trong 4 năm tiếp theo (và hơn nữa). Nhìn ở góc độ này, có lẽ Đại hội VI lần này không ầm ĩ, không ồn ào, không có “đánh đấm” nội bộ, nhưng lại là một đại hội mang tính nền tảng nhất từ trước tới nay! Phạm Tấn

Nguồn TT&VH: http://thethaovanhoa.vn/128n2009101609237639t128/nhin-tu-dai-hoi-nhiem-ky-vi-vff-nen-tang.htm