Nhớ lắm tết xưa

'Chiều nay, chị đã đi dọc con đường làng để cảm nhận cái không khí lành lạnh dịu nhẹ và một chút mưa xuân vương rắc trắng làn tóc. Chị thấy lòng mình xao xuyến, một chút vui, một chút lãng đãng, ký ức về ngày Tết xưa như cuộn chảy về thật gần… chỉ vậy thôi mà thấy mắt cay cay'- Lan - chị họ tôi đã nói vậy khi trò chuyện cùng tôi những ngày về quê ăn Tết.

Xuân quê hương. Ảnh: Vũ Đức Phương

Ở tuổi ngoài 40,lần đầu tiên chị họ tôi được về quê ăn Tết sau nhiều năm định cư bên Đức. Làmvợ, rồi làm mẹ, tự tay chị lo toan bao cái Tết cho gia đình. Mặc dù ở “trơìtây” chẳng thiếu thứ gì, song bao giờ chị cũng cố gắng cho con trẻ được tậnhưởng một cái Tết đậm nét cổ truyền của dân tộc Việt Nam. “Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưahành… thì tận tay làm được. Song cái không khí chộn rộn, sum vầy, đậm tìnhnghĩa xóm làng ấy thì chẳng thể nào có được. Vì vậy, năm nay chị quyết địnhdành thời gian để đưa bé út về thăm lại gia đình, quê hương đúng vào dịp Tết cổtruyền”- chị Lan nói vậy.

Chị Lan gọi bốtôi là cậu, mẹ chị mất sớm, bố chị lấy vợ khác và lập nghiệp trong miền Nam. Vì vậy,lần này trở về quê, chị Lan ăn Tết cùng với gia đình tôi. Ngày 29 Tết, chị Lanđòi tôi đưa đi chợ quê. Chị bảo, những ngày giáp Tết, một làn khói bếp, mộttiếng lợn kêu… cũng đều là mảnh ghép quý để chị nhớ đến quay quắt cái Tết nămxưa. Giờ, chợ quê chẳng thiếu gì, cũng ngập tràn hàng hóa và các loại hoa.Nhưng chị vẫn nhận ra nét gì rất riêng, rất quê kiểng. Chợ quê tôi có tự baogiờ không ai rõ, nó là nơi giao thương của vài xã vùng lân cận. Vốn là vùng quêthuần nông nên ngày xưa nhà nào cũng phải làm đồng cho đến cận ngày Tết. Trơìrét, mưa phùn lất phất, rửa sạch tay bùn là các bà, các chị vội quàng tấm áomưa còn vương bùn đất, gánh gồng ra chợ bán vài sản vật mà gia đình làm. Đôikhi, những sản vật ấy chỉ đủ để đổi lấy bó lá dong riềng, khi là gói thuốc haychỉ vài lạng chè khô đãi khách. Cứ sắm dần, đến chiều 30 Tết thì trong nhà cũngđủ đầy: nào bánh chưng xanh, cây giò mỡ, trên bàn thờ tổ tiên có đủ mâm ngũquả, đèn, nến, hương trầm… Chỉ có bọn trẻ con chúng tôi là chịu thiệt đôi chút,bởi ít gia đình có điều kiện mua cho con bộ quần áo mới để diện Tết, đa phầncác bà mẹ đều tự chuẩn bị quần áo cho con trẻ bằng cách sửa lại những chiếcquần áo cũ. Như để bù đắp những thiệt thòi đó, chúng tôi được các bà, các mẹcho đi chơi chợ Tết. Đứa lớn thì chạy tung tăng, đứa nhỏ thì được mẹ cho vàomột bên quang gánh quẩy ra chợ. Ra đến chợ, những đứa trẻ tròn mắt đầy háo hức,chưa bao giờ chúng tôi nhìn thấy một không gian rộn rã và ngập sắc màu đếnnhường ấy. “Ngày còn nhỏ, chị vẫn được mẹ cho đi chợ Tết từ sáng sớm, năm đibộ, năm đi bằng thuyền. Đến chợ, chị chả cần ăn gì, chị ước mẹ mua cho mộtchiếc bím tóc thật xinh để diện Tết… chị Lan xúc động nhớ lại.

Chiều 29 Tết, sắmsanh đủ các nguyên liệu, gia đình tôi bắt tay vào việc gói bánh chưng. Cuộcsống đủ đầy, nhiều nhà chọn cách mua bánh cho đỡ vất vả. Nhưng với gia đình tôithì vẫn giữ thói quen gói bánh cho đến tận bây giờ. Chị Lan bảo, ở nước ngoài,vào dịp Tết chị vẫn gói bánh chưng vì vậy mà chị gói khéo, vuông vắn chiếc bánhmà chẳng cần phải dùng tới khuôn. Còn nhớ, ngày xưa nhà chị nghèo lắm, đến tậnngày 30 Tết, hai mẹ con chị vẫn phải ngồi đợi bố đi đánh đụng mang thịt lợn vềđể làm nhân gói bánh. Mà chẳng riêng gì nhà chị đâu, cả nhà tôi, cả những nhàtrong xóm nhỏ của tôi đều như vậy. Cả xóm chung nhau một con lợn, chia ra thìchẳng đáng là bao nhiêu nhưng chộn rộn, vui vẻ. Gạo để gói bánh là loại nếpcau, được mẹ dành dụm suốt trong năm, bảo quản trong chum sành dành riêng góibánh Tết. Buổi gói bánh của gia đình tôi năm nay đông người và rộn rã tiếngcười nhất. Hình ảnh ấm cúng, sum vầy khiến không khí ngày giáp Tết trở nên ấmáp hơn. Những ồn ào, lo toan của cuộc sống bỗng chốc dừng lại sau bậu cửa, chỉcòn sự hoan hỉ của mùa xuân mới đang về.

Trời sẩm tối, bố tôi bắt đầu bắc bếp, thôỉlửa. Gần 70 tuổi, nhưng những thao tác của bố vẫn còn nhanh nhẹn. Củi nấu bánhcũng được bố chuẩn bị từ những ngày trong năm, vì vậy mà rất khô, đượmlửa. Đến rạng sáng hôm sau là có thể vớtbánh, đủ thời gian thì bánh mới xanh, mới rền. Thức canh nồi bánh chưng, chẳngriêng gì người lớn mà bọn trẻ con cũng háo hức. Chúng ngồi quanh bếp lửa, lắngnghe chúng tôi rủ rỉ kể về những cái Tết năm xưa, khi chúng tôi cũng chỉ là đưátrẻ như chúng bây giờ. Ký ức xa xưa hiện về thật gần, ngày ấy, bên nồi bánhchưng rực lửa, cả tôi, cả chị và biết bao đứa trẻ khác cũng chỉ mong manh trongbộ quần áo sờn cũ, vậy mà đứa nào cũng háo hức, say sưa chẳng thấy rét, thâýrun… Như sực nhớ ra điều gì, chị Lan chạy vào trong buồng mang ra một bó lá mùigià. Chị cười bảo, sáng nay đi chợ, chị mua được bó mùi già để đun nước tắm chobọn trẻ, “tẩy trần” những gì còn xui xẻo của năm cũ. Ngày xưa, mẹ chị vẫnthường làm như vậy. Từ ngày lớn lên, đi làm trên thành phố rồi theo chồng sangĐức lập nghiệp, chị chia tay hẳn với thứ lá có mùi thơm gợi nhớ này. Nhưng baogiờ cũng vậy, cứ vào khoảnh khắc trước thềm năm mới, cái mùi ngai ngái, hănghắc ấy lại trở về như nhắc nhở chị nhớ về cội nguồn. Đưa lên hít hà thật sâucái mùi hăng hắc ấy, chị Lan bảo, đó là mùi của sự chăm sóc, của tình yêuthương từ hơi ấm của bà, của mẹ. Sáng mai, khi con gái nhỏ của chị ngủ dậy, chịsẽ cho nó rửa mặt bằng thứ nước đặc biệt này, một thứ mùi vị đặc trưng của đồngđất quê hương sẽ mãi lưu luyến, vương vấn trong cả năm để nhắc nhở con gái mìnhmãi nhớ về cội nguồn, gốc rễ như chị bây giờ.

Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nho-lam-tet-xua-2019012803122583p3c24.htm