Nho Quan: Hiệu quả trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Những năm qua, các cơ sở y tế công lập trên địa bàn huyện Nho Quan đã tập trung các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS; nhân rộng các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng, đảm bảo khả năng tiếp cận của người nghèo, cận nghèo và các nhóm dân cư được ưu tiên theo chính sách Nhà nước.

Tư vấn biện pháp KHHGĐ tại Trạm Y tế xã Sơn Lai (Nho Quan).

Nhiều năm qua, xãmiền núi Yên Quang luôn là đơn vị dẫn đầu huyện Nho Quan về kết quả cung cấpcác dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Đồng chí Bùi Thị Tươi, cán bộ dân số xã Yên Quang chobiết: Hàng năm, để người dân được tiếp cận với các dịch vụ KHHGĐ, Ban chỉ đạocông tác Dân số-KHHGĐ xã Yên Quang đã tập trung triển khai cung cấp các dịch vụcũng như công tác tuyên truyền đạt từ 60% kế hoạch năm ngay trong đợt cao điểmtruyền thông vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ diễn ra trong 3tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Trước khi tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sócSKSS/KHHGĐ, Ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ xã đã phối hợp với Hội phụ nữ vàTrung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức hội nghị về dân số/SKSS/KHHGĐ, các môhình, Đề án về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và nâng cao chấtlượng dân số cho người dân để họ có thông tin kiến thức về SKSS/ KHHGĐ, nhữngthông tin về trường hợp được miễn phí, về giá dịch vụ thực hiện tại Trạm y tếtrong đợt cung cấp dịch vụ; phối hợp với Ban văn hóa xã viết tin, bài về côngtác DS-KHHGĐ phát nhiều lần trên đài truyền thanh xã trước khi cung cấp dịch vụ3 ngày để người dân nắm được thông tin; phối hợp với tổ chức, đoàn thể của xãtổ chức tuyên truyền đến cán bộ, hội viên và người dân về công tác dân số-KHHGĐcũng như kế hoạch về đợt cao điểm; niêm yết danh sách tại Trạm y tế các đôítượng cần tư vấn, vận động về các biện pháp KHHGĐ; phối hợp với Trạm y tế xãchuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ tại Trạm… Hàngnăm, xã đạt trên 100% kế hoạch dịch vụ KHHGĐ. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, đã sốngười áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 111% kế hoạch dịch vụ năm 2019;có 97 người được khám phụ khoa, phát hiện 52 người viêm nhiễm và được hướng dẫnđiều trị.

Đồng chí NguyễnThị Hồng Thu, Giám đốc Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Nho Quan cho biết: Từ cuôínăm 2016, việc xã hội hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS/KHHGĐ đã bắtđầu đưa vào thực hiện tại huyện, tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân nhưđặt vòng tránh thai, thuốc tiêm, thuốc cấy, thuốc uống, bao cao su tránh thaithực hiện theo Đề án 818 của tỉnh (Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránhthai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giaiđoạn 2016-2020”). Tuy nhiên, là huyện miền núi, trong triển khai Đề án 818,huyện Nho Quan còn gặp một số khó khăn như: Với phong tục, tập quán còn lạchậu, trình độ dân trí còn thấp, một bộ phận người dân vẫn giữ phong tục tậpquán trọng nam, muốn có con trai để nối dõi tông đường; tỷ lệ sinh con thứ 3trở lên; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao, người dân đã quen với phươngtiện tránh thai miễn phí (cho không), nên khi phải bỏ tiền ra mua còn đắn đo,cân nhắc. Đối tượng hưởng thụ các dịch vụ tại các xã đặc biệt khó khăn cũng còn(5 xã và một số thôn) nằm rải rác trong huyện. Công tác tuyên truyền, chuyểnđổi hoạt động từ miễn phí sang thu phí dịch vụ biện pháp tránh thai lâm sàng thayđổi từ dịch vụ giá thấp sang dịch vụ giá còn quá cao so với đối tượng nên đôítượng chưa thể chấp nhận ngay được. Chuyên trách, cộng tác viên dân số thôn,bản có trách nhiệm tuyên truyền, vận động đối tượng nhưng còn thiếu và yếu kiếnthức về tư vấn tiếp thị, tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai và hàng hoáchăm sóc SKSS.

Để thực hiện kếhoạch xã hội hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa chăm sóc sức khỏe sinh sảngiai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện hiệu quả, Trung tâm Dân sô-KHHGĐ huyệnđã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các văn bản, chỉthị, nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác Dân số- KHHGĐ, trongthời kỳ mới là dân số và phát triển; triển khai đồng bộ Nghị quyết 21/NQ–TWngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới tới các tầng lớp nhândân, trong đó đội ngũ cán bộ dân số các cấp tăng cường công tác tham mưu vơícấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội triểnkhai đồng bộ các hoạt động truyền thông và giáo dục thay đổi hành vi về dân số- KHHGĐ nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân, thay đổi thói quen sửdụng phương tiện tránh thai miễn phí, để đối tượng có nhu cầu chủ động cân nhắcsử dụng các phương tiện tránh thai. Quá trình tuyên truyền chuyển đổi hành vi củađối tượng từ “cho không” sang “giá thấp” 145.000 đồng/1 lần đặt dụng cụ tử cungvà sang “giá cao” 210.000 đồng/1 lần đặt đối tượng vẫn chủ động tự giác đếnđiểm cung cấp dịch vụ thực hiện. Phối hợp với Khoa Chăm sóc SKSS/KHHGĐ củaTrung tâm y tế, Phòng khám Tuấn Bình trên địa bàn huyện mở các đợt cao điểm vềkhám, điều trị chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho chị em, miễn phí khám phụ khoa, cung cấpcác dịch vụ dân số/SKSS/KHHGĐ trên địa bàn huyện, thu hút đông đối tượng thamgia; khám đặt vòng cung cấp dịch vụ cả thứ bảy, chủ nhật nhằm giúp chị em có cơhội tham gia. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cộng tác viên,tuyên truyền viên, cầm tay chỉ việc trong các buổi giao ban huyện, xã, nhằmnâng cao kỹ năng tuyên truyền vận động người dân tham gia.

Căn cứ vào chỉtiêu kế hoạch giao về KHHGĐ, Trung tâm xây dựng kế hoạch giao cho xã, xã căn cứvào địa bàn và cụ thể từng cộng tác viên có trách nhiệm phân loại đối tượng, ràsoát số người đã và đang áp dụng các biện pháp tránh thai tại địa bàn, đôítượng chưa áp dụng để vận động chị em đến địa điểm được tuyên truyền để đượccung cấp dịch vụ.

Bên cạnh đó, cácchính sách về dịch vụ KHHGĐ trên địa bàn huyện được áp dụng theo Thông tư số26/2018/TT-BTC, ngày 21/3/2018 quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệpthực hiện chương trình mục tiêu y tế-dân số giai đoạn 2016-2020 để áp dụng chođối tượng chính sách được hưởng các dịch vụ về dân số. Tiếp nhận từ Chi cục Dânsố-KHHGĐ tỉnh hỗ trợ dụng cụ tránh thai cho đối tượng có nhu cầu. Nhờ đó, việccung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trên địa bàn huyện đáp ứng nhu câùngười dân, đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng số người áp dụng các biện pháp tránhthai hiện đại trên địa bàn huyện tăng. Năm 2017, tổng số phụ nữ 15 – 49 tuổi cóchồng là 25.324 người, tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70,3%.Năm 2018, tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 71,7%. Trong 6 thángđầu năm 2019, tổng số người áp dụng các biện pháp tránh thai 6.870/7.490 ca,đạt 91,7% kế hoạch năm.

Bài, ảnh: HồngVân

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nho-quan-hieu-qua-trong-cung-cap-dich-vu-ke-hoach-hoa-gia-dinh-2019071008314219p3c23.htm