Nhu cầu tiêu thụ vảy tê tê ở Trung Quốc và Việt Nam tăng mạnh, liệu tê tê có đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng?

Không ít người tin rằng vảy tê tê là một loại 'thần dược' giống như sừng tê giác.

Tê tê được coi là một điều kỳ diệu của thế giới tự nhiên. Có tám loài tê tê được biết đến sống ở Ấn Độ, Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc và phần lớn khu vực châu Phi cận Sahara. Hầu hết thời gian chúng nằm im trong vỏ bọc. Khi cần tìm mồi, tê tê có thể lao vào tổ kiến với tốc độ kinh khủng và công lực đủ gây chết người. Loài động vật này sở hữu bộ móng vuốt giúp thích nghi tốt với việc đào bới tìm con mồi cũng như các cơ chuyên biệt bịt tai và lỗ mũi để chống lại sự xâm nhập của côn trùng. Với bản tính nhút nhát và thường đơn độc, tê tê có thể được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau. Một số loài thích đào hang, số khác lại thích trèo cây, đôi khi chúng sử dụng cơ bắp đuôi để giữ thăng bằng. Con cái thường sinh một con. Cho đến khi một con tê tê chưa trưởng thành đủ trưởng thành để tự bảo vệ mình, nó cưỡi trên đuôi con mẹ của nó khi kiếm thức ăn.

Tê tê là một trong số ít loài động vật có vú nhưng lại có vảy trên thế giới, người ta thường ví chúng trông giống một con tắc kè lớn được lai với cây atisô. Ở Việt Nam, tê tê còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), người Ba Na ở Tây Nguyên gọi là Prên pui. Tên khoa học là Manis pentadactyla (tê tê vàng, chủ yếu là miền Bắc). Còn một loài tê tê nữa ít gặp hơn có tên khoa học là Manis javanica (tê tê Java, sinh sống ở miền Nam trở ra đến vùng Quảng Nam). Hiện tại, tê tê được cho là một trong những động vật bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới, chúng cũng là nạn nhân của các hoạt động săn trộm để phục vụ nhu cầu y học ở Việt Nam và Trung Quốc.

Gống với sừng tê giác, vảy tê tê luôn được ca tụng như một loại "thuốc thần" có thể chữa bách bệnh. Cũng chính vì thế, loại "thần dược" này cũng được bán với những mức giá trên trời. 01kg vảy tê tê chưa qua chế biến sẽ có giá từ 5 - 15 triệu tùy theo kích cỡ (khoảng 50 - 60 cái; nếu mua lẻ thì 05 cái có giá khoảng từ 700.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ/kg; với loại đã sơ chế (chiên) thì khoảng 8.000.000 VNĐ/kg.

Tê tê trong môi trường tự nhiên (nguồn: Internet)

Tê tê trong môi trường tự nhiên (nguồn: Internet)

Số lượng người tiêu thụ vảy tê tê hiện vẫn đang tăng với mức độ chóng mặt, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung Quốc. Vào tháng 11/2018, hải quan tại sân bay quốc tế Hồng Kông đã phát hiện ra điều bất thường khi họ chụp X-quang hành lý của một người đàn ông Trung Quốc vừa đến từ Ethiopia. Hải quan đã yêu cầu người đàn ông này - Lin Jinbao (44 tuổi) - mở vali trước khi lên phà tới Macau. Các đặc vụ tìm thấy 24 túi nhôm bọc bên trong có hàng trăm vảy lốm đốm, màu nâu đỏ - một số có hình dạng như những vòng tròn lởm chởm, một số khác giống như những quả cầu nhỏ; tổng số là 48 kg vảy tê tê - một mặt hàng khá "hot" ở thị trường Việt Nam và Trung Quốc. Lin đã bị bắt giữ ngay và sau đó nhận mức án 20 tháng tù giam.

1800 kg vảy tê tê đã bị thu giữ (nguồn: Internet)

Vào tháng 4/2019, các nhân viên hải quan tại một bến cảng Singapore đã kiểm tra một chiếc container vận chuyển thịt bò đông lạnh từ Nigeria và tìm thấy khoảng 13 tấn vảy tê tê (ước tính khoảng 39 triệu USD). Chưa đầy một tuần sau, họ lại tìm thấy một chiếc xe tải vận chuyển vảy tê tê bất hợp pháp với số lượng tương tự. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra cái chết của khoảng 21.000 con tê tê trong vài năm trở lại đây.

Ảnh tê tê tại một sở thú (nguồn: Internet)

Các chuyên gia chỉ ra rằng đó là một đường dây buôn bán toàn cầu khổng lồ được tổ chức theo một mạng lưới tinh vi, bắt đầu từ những kẻ săn trộm ở Trung Phi đến những kẻ buôn lậu ở Nigeria, hoặc đến những kẻ trung gian khắp châu Á và cuối cùng đến tay người tiêu dùng ở Trung Quốc và Việt Nam. Các nhà hoạt động bảo vệ động vật hoang dã cũng thừa nhận rằng họ đã hành động quá muộn để kiểm soát vấn đề này.

Một thanh niên đang gắng chữa trị cho chú tê tê (nguồn: Internet)

Theo một nghiên cứu năm 2017 của các nhà nghiên cứu từ đại học Sussex (Anh), có khoảng 400.000 đến 2,7 triệu động vật bị săn bắn hàng năm ở Trung Phi. Dù không có những con số cụ thể chính xác nhưng các nhà khoa học luôn chắc chắn rằng, tê tê đang ở trong tình trạng vô cùng nguy hiểm. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế phân loại tê tê Trung Quốc và tê tê Sunda của Đông Nam Á ở loại cực kỳ nguy cấp; trong sáu loài còn lại, hai loài được liệt kê có nguy cơ tuyệt chủng và số còn lại là loài dễ bị tổn thương.

Hình ảnh tê tê kiếm ăn trong môi trường tự nhiên (nguồn: Internet)

Tại Việt Nam, trên con phố Lãn Ông (Hà Nội) - nơi chuyên bày bán những loại đông trùng hạ thảo và các vị thuốc cổ truyền - cách đây không lâu đã trưng bày vảy tê tê một cách công khai với mục đích chữa bệnh viêm khớp, hen suyễn cũng như kích thích việc tiết sữa của phụ nữ. Tuy nhiên, hiện các hoạt động buôn bán công khai đã gần như biến mất. Một số chủ cửa hàng ở phố Lãn Ông cho biết họ không còn bán sản phẩm liên quan đến tê tê vì sợ bị phạt do từ năm 2017, Việt Nam đã áp dụng các hình phạt nghiêm khắc đối với việc buôn bán động vật quý hiếm cũng như tuân thủ lệnh cấm thương mại được chấp nhận bởi 182 quốc gia là thành viên của CITES.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, vảy tê tê vẫn được tiêu thụ một cách hợp pháp. Vảy tê tê đã được sử dụng trong y học Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 16. Cho đến gần đây, nhu cầu sử dụng loại "thần dược" này được đáp ứng bằng cách săn trộm của dân cư địa phương.

Thuyết phục người tiêu dùng Trung Quốc và Việt Nam từ bỏ vảy tê tê sẽ tốn một thời gian không hề ngắn. Một cuộc khảo sát của tổ chức từ thiện WildAid với 3000 cư dân trong một thành phố ở Trung Quốc năm 2017 cho thấy rằng có đến 50% tin rằng các sản phẩm tê tê có thể chữa bệnh.

Nguyên tổng thư kí của CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) - ngài John Scanlon - phát biểu:

"Số lượng những loài động vật đang dần biến mất trên thế giới đã vượt quá tầm kiểm soát. Tôi e rằng chúng sẽ bị xóa sổ trước khi chúng ta có những câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này."

Công Minh (tổng hợp từ nhiều nguồn)

Nguồn Kiểm Sát: https://kiemsat.vn/nhu-cau-tieu-thu-vay-te-te-o-trung-quoc-va-viet-nam-tang-manh-lieu-te-te-co-dang-doi-dien-voi-nguy-co-tuyet-chung-54391.html