Nhũn não 7 bí ẩn khảo cổ mãi chưa được giải mã

Lịch sử thế giới luôn có những điều cực kỳ bí ẩn mà cho đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm ra được lời giải.

1. Khu phức hợp đền Saksaywaman, Peru. Người ta vẫn chưa ai giải thích được vì sao con người thời đó có thể xây dựng lên những bức tường kiên cố mà không sử dụng vữa. Ở nhiều bức tường, thậm chí một mẩu giấy cũng không thể lọt qua giữa các phiến đá. Các tảng trong cũng rất láng mịn và tròn trịa.

1. Khu phức hợp đền Saksaywaman, Peru. Người ta vẫn chưa ai giải thích được vì sao con người thời đó có thể xây dựng lên những bức tường kiên cố mà không sử dụng vữa. Ở nhiều bức tường, thậm chí một mẩu giấy cũng không thể lọt qua giữa các phiến đá. Các tảng trong cũng rất láng mịn và tròn trịa.

2. Động Long Du, Trung Quốc. Đây là một hang động nhân tạo, tuy nhiên điều khiến giới khảo cổ đau đầu đó là quy mô của nó quá rộng lớn, phải có sự tham gia của hàng ngàn người. Thế nhưng không có bất cứ hồ sơ lịch sử nào đề cập đến những hang động hoặc các phương pháp sử dụng để xay dựng chúng.

3. Những đường kẻ Nazca: là một chuỗi các hình họa địa lý có từ thời cổ đại nằm tọa lạc ngay trong lòng hoang mạc Nazca ở Pêru. Quần thể đường kẻ này đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Những đường kẻ bí ẩn nằm trải dài hơn 80 km nằm giữa hai thị trấn là Nazca và Palpa trên vùng bình nguyên Pampas.

4. Bẫy săn thú cổ đại – Israel: một cuộc nghiên cứu về 16 “cánh diều” ở miền Đông hoang mạc Sinai (Ai Cập) đã xác nhận: “Những bức tường đá này là một cái bẫy dùng để chốt chặn những loài thú lớn như linh dương, tiến dần vào trong hố và tiêu diệt”.

5. Lục địa huyền thoại Atlantis: Atlantis (“Đảo Atlas”) là một hòn đảo huyền thoại, được đề cập lần đầu tiên trong các đối thoại Timaeus và Critias của Plato.

Theo nhà đại hiền triết Plato, Atlantis “nằm ở mặt tiền các hàng cột của Hercules” gồm nhiều phần ở Tây u và Châu Phi vào khoảng 9.000 năm trước thời đại Solon, hay xấp xỉ vào năm 9.600 TCN.

6. Mohenjo-daro - Gò đất chết, Pakistan. Năm 1922, nhà khảo cổ Ấn Độ R. D. Banerji phát hiện ra tàn tích cổ ở một trong những hòn đảo trên sông Indus. Câu hỏi lớn đặt ra là thành phố này bị phá hủy thế nào, chuyện gì đã xảy ra với người dân ở đâu. Và dù đã trải qua rất nhiều các cuộc khai quật thì đây vẫn là một bí ẩn khảo cổ vẫn chưa được giải mã.

7.Quả cầu đá ở Costa Rica. Sự hình thành của các khối đá này đến nay vẫn là câu hỏi lớn bởi sự kỳ diệu và hoàn hảo về hình dạng hoàn hảo của nó. Nguồn gốc của những quả cầu đá này vẫn là một câu hỏi lớn, người ta thậm chí còn đồn đoán rằng chúng chứa vàng bên trong, nhưng sự thực là nó trống rỗng.

Xem thêm video: Tranh cãi về bí ẩn trăm năm không lời giải về Leonardo da Vinci.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhun-nao-7-bi-an-khao-co-mai-chua-duoc-giai-ma-1861387.html