Những bằng chứng củng cố thuyết tương đối rộng của thiên tài Einstein

Năm 1915, thiên tài Einstein công bố thuyết tương đối rộng và bị nhiều nhà khoa học hoài nghi. Thế nhưng, trong những thập kỷ sau đó, các chuyên gia đã tìm được bằng chứng cho thấy Einstein đã đúng.

Albert Einstein là nhà bác học thiên tài và là một trong những nhà khoa học có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Một dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp của thiên tài Einstein là việc công bố thuyết tương đối rộng vào năm 1915.

Theo thuyết tương đối rộng của nhà bác học Einstein, các tia sáng truyền gần một vật thể nặng trong không gian sẽ bị bẻ cong. Chúng sẽ đi theo đường cong trong không - thời gian do khối lượng của vật thể đó tạo ra. Trong trường hợp tia sáng phát ra từ một ngôi sao ở xa và đi qua gần rìa Mặt Trời, nhà khoa học Einstein tính toán được độ lệch khoảng 1,75 giây góc.

Sau khi Einstein công bố thuyết tương đối rộng, nhiều nhà khoa học hoài nghi về tính chính xác. Theo đó, trong những thập kỷ qua, nhiều chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu và tìm được bằng chứng chứng minh Einstein đã đúng.

Cụ thể, 4 năm sau khi công bố, thuyết tương đối rộng của Einstein được kiểm chứng bởi hiện tượng thiên văn hiếm gặp: Nhật thực. Khi ấy, 2 nhóm nhà thiên văn học từ các đài quan sát Greenwich và Cambridge đã đến Sobral (Brazil) và Príncipe (một hòn đảo ngoài khơi Tây Phi) và chụp được ảnh nhật thực cắt ngang Nam Mỹ, Đại Tây Dương và Châu Phi vào ngày 29/5/1919.

Trong điều kiện bình thường, thuyết tương đối rộng của Einstein không thể kiểm chứng. Nguyên nhân là vì ánh sáng Mặt trời lấn át ánh sáng từ các ngôi sao ở gần, khiến chúng trở nên "vô hình" đối với chúng ta khi quan sát từ Trái đất.

Tuy nhiên, bóng tối của nhật thực sẽ cho phép các nhà thiên văn quan sát và chụp ảnh vùng sao xung quanh Mặt trời. Thông qua việc so sánh các bức ảnh chụp hiện tượng nhật thực trên với các hình ảnh đối chứng chụp vào ban đêm, nhóm nghiên cứu có thể đo được mức độ bẻ cong ánh sáng của các ngôi sao khi Mặt Trời xuất hiện.

Các chuyên gia cho hay yếu tố thuận lợi là một cụm sao sáng mang tên Hyades xuất hiện gần Mặt Trời trong thời gian nhật thực nói trên. Vào ngày xảy ra hiện tượng nhật thực, nhóm nghiên cứu đã chụp được những hình ảnh quý giá. Đến tháng 11/1919, hai nhóm nghiên cứu công bố những phát hiện của họ về hiện tượng nhật thực đã chứng minh thuyết tương đối rộng của Einstein là chính xác.

Tiếp đến, vào tháng 4/2023, các nhà nghiên cứu thông báo đã sử dụng kính viễn vọng Atacama đã nghiên cứu và lần đầu tiên lập được bản đồ vật chất tối. Vật chất tối một lực vô hình trong vũ trụ. Dù chiếm đến 85% vật chất của vũ trụ, vật chất tối rất khó để phát hiện ra. Chúng ta có thể thấy tác động của nó nhưng lập bản đồ và thực sự nhìn thấy nơi nó tồn tại là điều gần như không thể.

Để lập được bản đồ vật chất tối ẩn trong vũ trụ, các chuyên gia sử dụng ánh sáng từ nền vi sóng vũ trụ để phát hiện tất cả vật chất giữa chúng ta với ánh sáng từ vụ nổ Big Bang. Nghiên cứu, phân tích các hình ảnh được giới chuyên gia chụp được cho thấy vật chất tối nằm ở chính nơi xuất phát của những lý thuyết vật lý trước đây các nhà khoa học đã đưa ra.

Với việc lập được bản đồ vật chất tối, các chuyên gia chứng minh được thuyết tương đối rộng của Einstein là đúng. Nhà bác học thiên tài cho rằng cả không gian và thời gian đều là một lực. Đó là không - thời gian. Vật chất trong giai đoạn luôn luôn thay đổi này được điều khiển bởi đường cong mà lực hấp dẫn quy định.

Mời độc giả xem video: Cận cảnh nhật thực “vòng tròn lửa” hiếm gặp trên bầu trời Bắc Mỹ.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-bang-chung-cung-co-thuyet-tuong-doi-rong-cua-thien-tai-einstein-1972821.html