Những bảo tàng có 1-0-2 trên thế giới, Bảo tàng Hà Nội cũng góp mặt

Đôi khi bảo tàng không phải chỉ trưng bày hiện vật mà ngay bản thân tòa nhà cũng đã là một vật triển lãm. Dưới đây là những bảo tàng dị nhất thế giới, không thể tìm được ở đâu cái thứ 2.

Bảo tàng cung điện: Là một trong những tòa nhà trong Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Đó là một cấu trúc bằng gỗ tuyệt đẹp, và là một trong những bảo tàng được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới.

Guggenheim Bilbao: Nằm ở Tây Ban Nha là một trong những tác phẩm đầy tham vọng nhất của Kiến trúc sư nổi tiếng Frank Gehry.

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Luân Đôn: Với các hội trường tràn ngập ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng các cuộc triển lãm.

Bảo tàng Louvre ở Paris : Một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới được xây dựng như một kim tự tháp hiện đại tuyệt đẹp.

Bảo tàng Guggenheim ở New York: Được thiết kế bởi Frank Lloyd Wright với trung tâm khổng lồ có thể được sử dụng để hiển thị các tác phẩm nghệ thuật lớn.

Bảo tàng Do Thái của Béc-lin: Được xây dựng cách điệu ngoằn ngoèo mang tính biểu tượng giống như một tia chớp.

Bảo tàng Quốc gia của người Mỹ da đỏ tại Washington, DC: Được biết đến theo phong cách tân cổ điển.

Bảo tàng lớn nhất ở Canada, Bảo tàng Royal Ontario trông giống như một tinh thể nhô ra từ đá.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Moscow nằm gần Quảng trường Đỏ và được làm bằng gạch đỏ thẫm.

Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Frank Gehry và Paris, Bảo tàng Louis Vuitton trông rất ấn tượng với phong cách hoàn toàn khác với phần còn lại của thế giới.

Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York là một tác phẩm sắc màu rực rỡ của kiến trúc Tân cổ điển.

Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo ở Quatar nằm trên bán đảo nhân tạo của riêng mình ở Doha. Hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Hồi giáo cổ xưa.

Bảo tàng Nghệ thuật Milwaukee được thiết kế hết sức ấn tượng với phần "Cánh" của nó được gấp và mở ra hàng ngày.

Bảo tàng Salvador Dalí ở Figueres, Tây Ban Nha, rất kỳ lạ và thú vị.

Museé d’Orsay, Bảo tàng nghệ thuật tuyệt đẹp ở Paris, Pháp.

Bảo tàng Cité du Vin của Pháp khai trương đầu năm nay tại Bordeaux. Đó là một bảo tàng về rượu vang.

Bảo tàng Nghệ thuật Ý ở Peru có hai bức tranh khảm theo phong cách Phục hưng rất lớn trên mặt tiền.

Bảo tàng Ngày mai ở Rio de Janeiro "trông giống như đầu của một con khủng long khổng lồ."

Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco trông giống như một tấm kim loại lởm chởm.

Bảo tàng Quốc gia Praha vẫn còn các lỗ đạn và các vết nứt từ các cuộc xung đột ở thế kỷ 20.

Bảo tàng Hermitage tọa lạc trong 6 tòa nhà hoành tráng ngay tại trung tâm St. Petersburg, bên bờ sông Neva, Nga. Thời xưa, nơi đây từng là cung điện hoàng gia.

Bảo tàng Erawan ở Thái Lan nổi tiếng với tác phẩm điêu khắc voi ba đầu trên mái nhà.

Bảo tàng Hall of Maps, giống như phần còn lại của Vatican, với trần nhà và xung quanh tường đầy những bức bích họa nhiều màu sắc..

Nằm trong khuôn viên Đại học Alaska Fairbanks, Đại học Bảo tàng Alaska của Bắc Mỹ là một kiến trúc độc đáo.

Bảo tàng Hedmark của Na Uy là một hình dạng kính khổng lồ bao quanh và bảo vệ tàn tích của một nhà thờ thế kỷ 12 bên trong.

Cung điện Potala ở Tây Tạng là nơi cư trú chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho đến khi cuộc nổi dậy ở Tây Tạng năm 1959. Bây giờ nó là một bảo tàng của Phật giáo.

Tỷ phú Mexico Carlos Slim Helú thành lập Museo Soumaya tại Plaza Carso, Mexico City để tôn vinh tác phẩm nghệ thuật của Mexico và tiền gốc Tây Ban Nha.

Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Chile có tuổi thọ lâu đời nhất ở Nam Mỹ.

Bảo tàng Hàng hải Trung Quốc ở Lingang trông giống như hai cánh buồm di chuyển qua nhau.

Trước khi trở thành một bảo tàng nghệ thuật, câu lạc bộ Tigre ở Argentina là một sân chơi dành cho những người giàu có và nổi tiếng.

Có một "tấm màn che" bên ngoài bảo tàng The Broad ở Los Angeles, bảo vệ tác phẩm nghệ thuật hiện đại bên trong.

Kim tự tháp ngược của Bảo tàng Hà Nội có một con đường dốc xoắn ốc bên trong mang du khách đến mọi phòng triển lãm.

Hàn Ly (Theo thisisinsider)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/du-lich/nhung-bao-tang-co-1-0-2-tren-the-gioi-bao-tang-ha-noi-cung-gop-mat-880560.html