Những bông hoa trong bức chân dung cựu Tổng thống Obama tại Nhà Trắng

Bà Kim Sajet, Giám đốc của Phòng trưng bày tranh chân dung quốc gia Anh, là người hiện biết rõ ràng nhất về bức tranh chân dung mới nhất do họa sĩ Kehinde Wiley vẽ cho cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, tranh đang được treo trang trọng tại Nhà Trắng.

Ngôn ngữ các loài hoa trong suốt hàng thế kỷ qua đã dùng để mã hóa các tầng ý nghĩa trong nghệ thuật thị giác. Như trong bức chân dung chính thức của cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, do họa sĩ Kehinde Wiley vẽ, thì có nhiều ý nghĩa ẩn sâu hơn là việc chúng ta chỉ quan sát bằng mắt thường.

Nằm trong khu vườn có vẻ như là vườn hồng hoang dã, vị tổng thống thứ 44 của Mỹ đã được vây bọc bởi biểu tượng thực vật nhằm kể lên câu chuyện về cuộc đời và lịch sử quê hương đầu tiên của vị tổng thống gốc Phi. Sắc tím của loài hoa bách hợp Phi châu biểu tượng cho di sản quê hương Kenya của ông Obama; trong khi đó màu trắng của hoa nhài lại tượng trưng cho nơi sinh thành Hawaii và khoảng thời gian sinh sống ở quốc đảo Indonesia; những bông cúc đa sắc màu lại tượng trưng cho thành phố Chicago - nơi mà ông Obama đã lớn lên, trưởng thành và cuối cùng trở thành một thượng nghị sỹ tiểu bang.

Họa sĩ Kehinde Wiley - người được vinh dự vẽ tranh chân dung cho cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Mỗi bông hoa trong bức chân dung của cựu Tổng thống Obama lại tượng trưng cho một phần đời của ông. Cùng với hoa bách hợp, hoa nhài, các bông cúc còn có các nụ hồng (biểu tượng phổ quát của tình yêu và lòng dũng cảm) đã cung cấp một phép ẩn dụ rằng ông Obama được nuôi dưỡng, giáo dục tốt, mặc dù đôi khi cuộc sống của ông Obama rối bời những trở ngại và thách thức.

Những bức tranh hoa của họa sĩ Kehinde Wiley thường chiếm ưu thế trong truyền thống phương Tây và lấy nguồn cảm hứng từ thời kỳ Trung Cổ ở châu Âu, thế kỷ 15, nơi các tham khảo thực vật thường được đặt trong mọi thứ từ những ô cửa sổ kính màu, những bản chữ được chiếu sáng, quần áo lễ, trang trí nhà thờ và hội họa nhằm mở rộng hơn Kinh Thánh của nhà thờ từ những giáo lý vốn rất phức tạp. Được phát triển trong thời đại mà phần lớn người thờ cúng không thể đọc được bằng tiếng La-tinh, những bông hoa đã cung cấp một cây cầu giữa thế giới giáo hội và thế giới dân gian thường nhật.

Những bông hoa được ký thác dưới dạng những con chữ phát sáng tại bộ sưu tập của Bảo tàng Getty (Los Angeles) được sáng tạo bởi nghệ nhân Dresden cho thấy một biểu tượng hoa xoay quanh cái nền của hình tượng Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác đánh dấu bằng máu của Chúa, hoa cẩm chướng được treo trên cây thập ác.

Bức chân dung “Barack Obama” được vẽ bởi họa sĩ Kehinde Wiley.

Trong thực tế, nhiều bông hoa là thảo mộc dùng để điều trị bệnh và thế các phòng thảo mộc vào thời Trung Cổ không chỉ nổi tiếng, mà họ còn dựa trên những quan sát trực tiếp từ thiên nhiên. Biểu tượng hoa tình yêu đã tiếp tục phát triển trong thời đại Victoria, và đặc biệt còn có mối quan hệ tới nhà thơ, tiểu thuyết gia người Anh William Morris (1834-1896) khi ông dùng các giả thuyết của họa sĩ John Ruskin (1819-1900) để khơi gợi nguồn cảm hứng từ thiên nhiên để làm dịu các công nhân bị thương trong thời đại công nghiệp.

Một bức tường giấy thạch nam được William Morris thiết kế vào năm 1917 nhằm mang vườn vào trong nhà, trong khi đó có một tấm thảm trang trí lấy hình tượng Pomona - nữ thần trái cây và cây cối được sáng tác bởi Edward Burne-Jones dùng cho công ty của William Morris, bao bọc quanh nữ thần là trái cây thiên nhiên và biểu tượng phước lành cho phụ nữ (quả táo và Eve) và sinh sản (cam, chanh), được bao bọc bởi các biểu tượng thực vật của thời kỳ Phục Hưng châu Âu.

Tiểu thuyết gia người Anh William Morris (1834-1896), người đã nghĩ ra ý tưởng sáng tác tranh lấy cảm hứng thiên nhiên để trị liệu.

Những bức tranh chân dung của họa sĩ Kehinde Wiley đều rất đặc trưng bởi vì chúng rực rỡ màu sắc và có nhiều mảng hoa văn khá phức tạp như ông đã từng vẽ cho các khách hàng, chẳng hạn như ca sĩ nhạc Rap-LL Cool J, bức tranh này hiện cũng đang treo tại Phòng trưng bày tranh chân dung quốc gia Anh. Tuy nhiên, bức tranh chân dung của cựu Tổng thống Obama lại có nhiều sự khác biệt. Đó là thay vì một sự trang trí nhân tạo sắc nét, thì thiên nhiên đã được vẽ lồng vào trong tranh, các thảm thực vật bao quanh ông Obama có vẻ như “bất trị”.

Như cách họa sĩ Wiley viết dòng đề tự khi hoàn thành bức vẽ cho vị cựu tổng thống: “Đang có một cuộc chiến ở phía trước ông Obama, và đám cây cối có vẻ như đang cố gắng loan báo chuyện gì đó dưới chân ông. Ai sẽ là ngôi sao của chương trình?”. Thiên nhiên bao quanh ông Obama rất sống động, không hề yên tĩnh; màu xanh nâng lên với sắc hoa, không thể đảo ngược và khu vườn quanh ngài tổng thống như một phép ẩn dụ về quá khứ của ông cũng như đang che phủ một tương lai với tiềm năng đang nảy nở.

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)

Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/hau-truong/nhung-bong-hoa-trong-buc-chan-dung-cuu-tong-thong-obama-tai-nha-trang-479706/