Những bức ảnh hậu trường hiếm hoi của bộ phim 'Hoàng đế cuối cùng'

'The Last Emperor' (Hoàng đế cuối cùng) được gọi là 'phim cuối cùng ở Tử Cấm Thành' vì sau tác phẩm này, không một sản phẩm điện ảnh nào được ghi hình tại các cung điện chính ở đây. Hãy cùng xem lại những hình ảnh hậu trường quý giá của kiệt tác nghệ thuật này.

Các diễn viên phụ chờ đến giờ diễn. Ảnh: BBC

Các diễn viên phụ chờ đến giờ diễn. Ảnh: BBC

Đạo diễn người Italy Bernardo Bertolucci (1941-2018) là người đầu tiên và duy nhất có đặc quyền quay phim tại điện Thái Hòa (hay điện Kim Loan) - cung điện lớn nhất trong Tử Cấm Thành, mang ý nghĩa tượng trưng cho quyền lực của vua chúa, nơi các triều đại Minh, Thanh tổ chức lễ đăng cơ và đại lễ thành hôn.

Đoàn phim xin cấp phép trước khi Bộ Văn hóa Trung Quốc ban hành quy định cấm quay phim trong các di sản kiến trúc mang tầm quốc tế.Kể từ năm 1949, đây là dự án phim nước ngoài đầu tiên được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ trong quá trình thực hiện.

Hình ảnh đạo diễn Bernardo Bertolucci tại Tử Cấm Thành. Ảnh: BBC

Hình ảnh đạo diễn Bernardo Bertolucci tại Tử Cấm Thành. Ảnh: BBC

Diễn viên Tôn Long nghỉ ngơi ở hậu trường. Ảnh: South China Morning Post

Diễn viên Tôn Long nghỉ ngơi ở hậu trường. Ảnh: South China Morning Post

Cảnh quay trong Tử Cấm Thành. Ảnh: ADG

Cảnh quay trong Tử Cấm Thành. Ảnh: ADG

Diễn viên Tôn Long và Trần Xung trong vai Hoàng đế Phổ Nghi và Hoàng hậu Uyển Dung.Ảnh: List Start

Diễn viên Tôn Long và Trần Xung trong vai Hoàng đế Phổ Nghi và Hoàng hậu Uyển Dung.Ảnh: List Start

Diễn viên Trần Xung, đóng Hoàng hậu Uyển Dung, nói: "Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối tôi được đi trong Tử Cấm Thành không một bóng du khách, nghe được tiếng giày của mình vang trên thềm".

Bernardo Bertolucci lên ý tưởng thực hiện "The Last Emperor" từ cuối thập niên 1970. Lúc đó, ông đã xác lập vị trí đạo diễn hàng đầu quốc tế qua các tác phẩm như "Bản tango cuối cùng ở Paris".

Từ năm 1984, đạo diễn viết kịch bản và làm tiền kỳ. Ông tính toán kinh phí làm phim khoảng 25 triệu USD - một con số khổng lồ lúc bấy giờ. Để đảm bảo tinh thần độc lập của tác phẩm, nhà sản xuất tên tuổi người Anh - Jeremy Thomas - không muốn mời nhiều hãng phim tham gia. Ông vay tiền từ năm ngân hàng ở châu Âu, mỗi ngân hàng 5 triệu USD, làm kinh phí.

Những thước phim của Bernardo Bertolucci mang tính tư liệu cao, nó là một trong những bộ phim quan trọng của châu Á dù được một người phương Tây cầm trịch ghế đạo diễn.

Nội dung phim dõi theo toàn bộ cuộc đời Phổ Nghi từ lúc lên ngôi cho đến khi triều đình nhà Thanh sụp đổ. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 60, phim "ẵm" về tổng cộng 9 giải.

Khu vực ngoại cảnh của phim. Ảnh: BBC

Khu vực ngoại cảnh của phim. Ảnh: BBC

Đạo diễn Bernardo Bertolucci chỉ đạo cảnh quay. Ảnh: ABC

Đạo diễn Bernardo Bertolucci chỉ đạo cảnh quay. Ảnh: ABC

Nhân viên phục trang đang chỉnh sửa trang phục cho diễn viên Trần Xung,vai Uyển Dung Hoàng hậu. Ảnh: BBC

Nhân viên phục trang đang chỉnh sửa trang phục cho diễn viên Trần Xung,vai Uyển Dung Hoàng hậu. Ảnh: BBC

Đạo diễn Bernardo Bertolucci cùng ekip của mình. Ảnh: SMP

Đạo diễn Bernardo Bertolucci cùng ekip của mình. Ảnh: SMP

Một cảnh quay trong điện Thái Hòa. Ảnh: South China Morning Post

Một cảnh quay trong điện Thái Hòa. Ảnh: South China Morning Post

Một diễn viên đang nghỉ ngơi- Ảnh: South China Morning Post

Một diễn viên đang nghỉ ngơi- Ảnh: South China Morning Post

Các diễn viên quần chúng. Ảnh: South China Morning Post

Các diễn viên quần chúng. Ảnh: South China Morning Post

Bernardo Bertolucci (phải) và diễn viên Tôn Long khi quay phim ở Tử Cấm Thành năm 1987. Ảnh: Thepaper

Bernardo Bertolucci (phải) và diễn viên Tôn Long khi quay phim ở Tử Cấm Thành năm 1987. Ảnh: Thepaper

Nhật Linh/ Báo Tin Tức (Theo South China Morning Post)

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/nhung-buc-anh-hau-truong-hiem-hoi-cua-bo-phim-hoang-de-cuoi-cung-20231003141330271.htm