Những cải tiến hiện đại nhất biến Su-27 thành tiêm kích 'tử thần' Su-35

Về ngoại hình cơ bản Su-35 gần như giống hệt với Su-27 nhưng các trang thiết bị của Su-35 được thay đổi và cải biên gần như hoàn toàn, hiện đại hơn nhiều so với bản gốc.

Tập đoàn sản xuất máy bay Sukhoi bắt đầu hiện đại hóa Su-35 vào giữa thập niên 2000 để đưa Su-35 thành máy bay tiêm kích hiện đại, tạm thời đảm nhận vai trò của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57 trong khi chiếc tiêm kích này còn trong giai đoạn phát triển. Nguồn ảnh: Rumil.

Thiết kế của tiêm kích Su-35 về mặt cảm quan có thể nói là giống hệt với Su-27, phần cánh mũi và cánh tà hãm tốc vốn xuất hiện trên những bản mấu Su-35 đầu tiên sau này cũng bị lược bỏ bớt đi để có được khung máy bay chắc chắn hơn, đồng thời giảm thiểu cơ cấu cơ khí hoạt động cũng giúp Su-35 ít hỏng hóc hơn. Nguồn ảnh: Rumil.

So với Su-27, Su-35 có thay đổi cực kỳ đáng tiền ở hệ thống động cơ. Su-35 được trang bị 2 động cơ AL-41F1S hay còn gọi là 117S với khả năng đẩy vector công suất cao hơn 16% so với Su-27. Nguồn ảnh: Rumil.

Ngoài hai động cơ chính, Su-35 còn được trang bị một động cơ phụ loại TA14-130-35 để cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống máy tính, điện tử trên máy bay. Nguồn ảnh: Rumil.

Phần khung thân của Su-35 cũng được gia cố chắc chắn hơn so vơi Su-27, kèm theo đó là việc sử dụng vật liệu cấu thành đời mới hơn. Tuy nhiên trọng lượng rỗng của Su-35 vẫn nặng hơn Su-27 gần 1 tấn. Nguồn ảnh: Rumil.

Mặc dù vậy, hệ thống động cơ kiểu mới cho phép trọng lượng cất cánh tối đa của Su-35 được mở rộng lên tới 34,5 tấn - trong khi đó với Su-27 chỉ là 30,5 tấn. Bản thân Su-35 cũng mang được theo nhiều nhiên liệu hơn, tối đa là 11,5 tấn - nhiều hơn 22% so với lượng nhiên liệu mà Su-27 có thể mang theo. Nguồn ảnh: Rumil.

Phần mũi của chiến đấu cơ Su-35 cũng có cải tiến so với Su-27, phần mũi này có thiết kế mới, bên trong chứa một radar quét mảng pha điện tử bị động có khả năng khóa cùng lúc 30 mục tiêu, tiêu diệt cùng lúc 2 mục tiêu với thời gian phản ứng gần như ngay lập tức bằng các tên lửa với đầu dò bán chủ động. Nguồn ảnh: Rumil.

Dù chỉ là radar quét mảng pha bị động và được thiết kế để không chiến ở cự ly gần, tuy nhiên radar của Su-35 vẫn có khoảng cách dò tìm lên tới 400 km với mục tiêu có độ tán xạ radar tương đương hoặc ít nhất bằng 3 mét vuông. Với các mục tiêu có độ tán xạ radar thấp nhất 0,01 mét vuông (máy bay tàng hình) phạm vi dò tìm đạt tối đa 90 km. Nguồn ảnh: Rumil.

Ngoài hệ thống điện, điện tử hiện đại, Su-35 còn nổi tiếng với khả năng cơ động tuyệt vời trên không. Với hệ thống động cơ vector cải tiến và kiểu dáng khí động học riêng, Su-35 từng thực hiện được những động tác khiến các chuyên gia phương Tây phải ngả mũ thán phục, cho rằng đầy là một "phương tiện bay của người ngoài hành tinh" chứ không phải là máy bay đơn thuần. Nguồn ảnh: Rumil.

Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia sở hữu số lượng máy bay tiêm kích Su-35 nhiều thứ hai thế giới với 24 chiếc. Trong khi đó Nga đang là nước sở hữu nhiều Su-35 nhất với tổng cộng 81 chiếc loại Su-35S (tính đến đầu tháng 7/2019). Nguồn ảnh: Rumil.

Mời độc giả xem Video: Cận cảnh góc nhìn của phi công trên Su-35 trong một nhiệm vụ bay huấn luyện

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-cai-tien-hien-dai-nhat-bien-su-27-thanh-tiem-kich-tu-than-su-35-1255228.html