Những chiếc 'tàu ma' cuối cùng ở Hồ Tây

Nơi đây từng là điểm đến ưa thích của người dân Thủ đô và khách du lịch, nhưng giờ chỉ còn là những đống sắt, mục nát, hoen gỉ.

Hồ Tây" src="http://media1.nguoiduatin.vn/m24/upload/1-2023/images/2023-03-29/anh-Nhung-chiec-tau-ma-cuoi-cung-o-Ho-Tay-anh1--1--1680028210-961-width1900height1267.jpg?v=1680066361" />

Sau 6 năm dừng hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao ở Hồ Tây, Hà Nội đang lấy ý kiến về việc khôi phục nhiều loại hình kinh doanh, trong đó có tàu du lịch.

Còn nhớ năm 2016, UBND Tp.Hà Nội có văn bản yêu cầu dừng hoạt động bến thủy nội địa và hoạt động kinh doanh ở Hồ Tây do không đảm bảo điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông.

Còn nhớ năm 2016, UBND Tp.Hà Nội có văn bản yêu cầu dừng hoạt động bến thủy nội địa và hoạt động kinh doanh ở Hồ Tây do không đảm bảo điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông.

Đến năm 2017, UBND quận Tây Hồ cưỡng chế di dời các nhà nổi, du thuyền trên Hồ Tây về tập kết tại Đầm Bảy, đồng thời xây dựng kế hoạch tháo dỡ, di dời các phương tiện ra khỏi Hồ. Sau đó, 143/147 phương tiện đã được di dời.

Hiện tại vẫn còn 4 phương tiện đang án ngữ trên Hồ Tây (3 con tàu và 1 bến cập du thuyền) có tải trọng và kích thước rất lớn nên chưa được di dời theo chỉ đạo của Thành phố.

Theo ghi nhận của PV vào cuối tháng 3/2023, các du thuyền, nhà hàng nổi tiền tỷ đã mục nát, rỉ sét và không còn giá trị sử dụng.

Ông Nguyễn Văn Long, người thường xuyên câu cá ở khu vực này cho biết, trước kia có nhiều du thuyền, nhà hàng nổi tập kết về đây trông như “nghĩa địa du thuyền”. Hiện nay, chỉ còn 3 con tàu và 1 bến cập du thuyền.

“Tới đây, nếu Thành phố cho tàu thuyền du lịch hoạt động trở lại, cảnh quan Hồ Tây sẽ sinh động hơn, nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường, vì Hồ Tây là nơi rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn, chụp ảnh, cũng như là nơi người dân thường xuyên đến tập thể dục mỗi ngày”, ông Long bày tỏ.

Những du thuyền bị “khai tử” này được thiết kế hai tầng, chủ yếu là bằng sắt, với những bức tường khung kính cao, bên trong cải tạo trang trí theo mục đích sử dụng riêng.

Du thuyền, nhà nổi từng là điểm đến ưa thích của người dân Thủ đô cũng như khách du lịch nhưng giờ chỉ còn là những đống sắt, mục nát, hoen gỉ.

Các phương tiện này chỉ còn lại phần thân tàu gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến môi trường mặt nước Hồ Tây.

Hồ Tây rộng hơn 527ha, chu vi hồ khoảng 19km. Quanh hồ và vùng phụ cận có 22 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng và một số làng nghề truyền thống nổi tiếng như hương Yên Phụ, đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, sen Quảng An.

Hồng Phú

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/anh-nhung-chiec-tau-ma-cuoi-cung-o-ho-tay-a600358.html