Những cuộc giải cứu ngoạn mục

Năm 2006, hai thợ mỏ vùng Tasmania (Australia) là Brant Webb và Todd Russell đã bị mắc kẹt trong chiếc lồng hái anh đào của họ suốt 14 ngày, sau khi một trận động đất gây nên tình trạng lở đá ngầm. Năm ngày sau khi vụ lở đá ngầm, một máy chụp ảnh nhiệt đã tìm thấy họ cách mặt đất 0,8 km.

Tai nạn tại mỏ khai thác vàng Beaconsfield

Trước khi được phát hiện, hai người đã sống sót chỉ nhờ một thanh ngũ cốc và liếm nước từ đá.

Các nhóm cứu hộ đã tổ chức lắp đặt một đường ống dài 12 m để đưa thức ăn, bao gồm cả món trứng tráng nóng vào cho hai người. Sau khi nghe nói rằng Brant Webb và Todd Russell đang nghe nhạc của mình trên máy nghe nhạc MP3, ca sĩ nhạc rock nổi tiếng người Mỹ David Grohl đã gửi fax để hỗ trợ tinh thần những người bị nạn.

Việc đào một đường hầm qua đá khó gấp năm lần so với bê tông, với nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến việc sử dụng chất nổ, bộ tách đá, khoan và cưa xích. Cuối cùng, các nỗ lực cứu trợ đã có kết quả. Sau 14 ngày, các đài truyền hình Úc đã phát sóng trực tiếp hình ảnh những người đàn ông bước ra khỏi mỏ, cũng là khi chuông nhà thờ vang lên ở Beaconsfield.

Thoát khỏi mỏ thạch cao

Vào ngày 25/12/2015, các đường nối trong hố của một mỏ thạch cao ở Sơn Đông (Trung Quốc) sụp đổ với một khối lượng đất đá tương đương với một trận động đất. Một số người sống sót được giải cứu nhanh chóng. Tuy nhiên, bốn thợ mỏ phải ở lại dưới lòng đất 200 mét trong suốt 36 ngày.

Năm ngày sau khi các đường hầm sụp đổ, máy ảnh hồng ngoại phát hiện những người đàn ông đang tụ tập trong một không gian không quá 0,7 mét vuông. Mặc dù được tìm thấy, nhưng người đàn ông này vẫn phải tiếp tục sống sót trong hai tuần, cho đến khi các đội cứu hộ có thể xuống đủ gần để gửi cho họ thức ăn, quần áo và đèn. Các nỗ lực cứu hộ vẫn tiếp tục diễn ra, trong đó có kế hoạch khoan rộng hơn một đường thông sẵn có để đưa người ra đã không thành công. Do đó, những người cứu hộ phải tạo ra một trục hoàn toàn mới. Sứ mệnh cứu hộ vô cùng phức tạp và tinh tế này cuối cùng đã kết thúc, khi những người thợ mỏ được an toàn đưa ra trong một thang máy nhỏ. Chủ nhân của mỏ đã tự tử sau thảm họa.

Giải cứu tại mỏ đồng Chile

Không thể không nhắc tới cuộc giải cứu ngoạn mục 33 thợ mỏ Chile năm 2010. Sau suốt 69 ngày mắc kẹt trong hầm lò sâu 0,8 km, 33 người thợ đã được đưa khỏi lòng đất an toàn, trong niềm hân hoan của gia đình, cộng đồng và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Những người cứu hộ đang khoan các lỗ khoan thăm dò nhỏ đã bị sốc khi một trong những mũi khoan được rút về kèm theo một ghi chú xác nhận rằng những người đàn ông còn sống. Họ đã tổ chức một cách khoa học và vô cùng thận trọng để tồn tại trong một không gian hẹp, với sự phân phối nguồn cung cấp giới hạn của cá ngừ, sữa và bánh quy. Sau khi những người đàn ông được phát hiện, các gói thức ăn và những thứ cần thiết khác được chuyển qua lỗ khoan. Phải mất nhiều tuần để có thể khoan được những lỗ khoan này.

Trong khi đó, các kỹ sư của NASA đã phát triển và thử nghiệm một thang máy cứu hộ nhỏ chứa nguồn cung cấp oxy, thiết bị liên lạc và thiết bị giám sát y tế một cách cẩn thận. Cuối cùng, cả thế giới đã nín thở quan sát từng chuyến lên xuống của chiếc thang máy cứu trợ mang tên Fenix 2. Để mỗi người thợ mỏ lên mặt đất, chiếc thang máy phải vận hành 15 phút.

Kiều Phong

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/nhung-cuoc-giai-cuu-ngoan-muc-3941030-b.html