Những điều cần biết về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng tác động tới hơn 40% trẻ em và cả một số người lớn. Gặp phải hội chứng này khiến cho cơ thể mệt mỏi và có giấc ngủ không chất lượng.

1. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì?

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là một dạng rối loạn.

Giấc ngủ kinh hoàng (tên tiếng Anh là Sleep Terrors) là những lần la hét, sợ hãi tột độ, ập tới khi đang ngủ. Còn được biết với tên đêm kinh hoàng (night terrors), giấc ngủ kinh hoàng thường đi đôi với mộng du.

Khi mộng du, giấc ngủ kinh hoàng được coi là tình trạng cận giấc ngủ (parasomnia) – một tình trạng không mong muốn xảy ra trong khi ngủ. Một đợt giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra từ vài giây đến vài phút nhưng có những đợt có thể kéo dài hơn.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Giấc ngủ kinh hoàng khác với ác mộng. Người gặp ác mộng thức dậy sau giấc mơ và có thể nhớ các chi tiết nhưng một người có giấc ngủ kinh hoàng vẫn sẽ ngủ tiếp.

Trẻ em thường không nhớ bất kì cái gì kiên quan đến những giấc ngủ kinh hoàng của chúng vào buổi sáng. Những người lớn có thể có một giấc mơ không hoàn chỉnh khi họ trải qua giấc ngủ kinh hoàng. Thực chất, giấc ngủ kinh hoàng không phải một giấc mơ mà nó là một dạng rối loạn.

Giấc ngủ kinh hoàng khác với ác mộng

Các giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra ở một phần ba đến nửa đêm và hiếm khi xảy ra khi ngủ trưa. Một giấc ngủ kinh hoàng có thể dẫn đến mộng du.

Suốt một đợt giấc ngủ kinh hoàng, một người có thể:

Bắt đầu la hét kinh hoàng
Ngồi dậy và tỏ ra sợ hãi
Mở to mắt
Vã mồ hôi, thở gấp và tăng nhịp mạch, vẻ mặt đầy cảm xúc và hai đồng tử giản.
Đá và đấm
Khó đánh thức và bối rối nếu bị đánh thức
Không thể xoa dịu
Có ít hoặc không có kí ức về sự kiện vào buổi sáng
Có thể ra khỏi giường, chạy quanh nhà hoặc có hành vi gây hấn khi bị ngăn cản hay bị kiềm chế.

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Giấc ngủ kinh hoàng được phân loại như một tình trạng cận giấc ngủ - một hành vi hay trải nghiệm không mong muốn khi ngủ. Giấc ngủ kinh hoàng là một rối loạn tỉnh thức, có nghĩa là chúng xảy ra ở suốt N3 của giấc ngủ - đây là giai đoạn ngủ sâu nhất không có cử động mắt nhanh (NREM). Một rối loạn NERM khác là mộng du có thể xảy ra cùng lúc với giấc ngủ kinh hoàng.

Một vài yếu tố gây nên giấc ngủ kinh hoàng bao gồm:

Thiếu ngủ và sự mệt mỏi nghiêm trọng
Căng thẳng (stress)
Lịch ngủ bị đảo lộn, khi đi du lịch hay khi giấc ngủ bị cắt ngang
Sốt

Giấc ngủ kinh hoàng đôi lúc có thể bị kích thích bởi các tình trạng ảnh hưởng đến giấc ngủ đáng lưu lý sau:

Rối loạn thở khi ngủ - một nhóm rối loạn bao gồm hình thái thở không bình thường, thường gặp nhất là ngưng thở tắt nghẽn khi ngủ.
Rối loạn khí sắc như trầm cảm hay lo âu
Nghiện rượu ở người lớn

4. Tác hại của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Một số tác hại có thể là hậu quả khi trải qua các giấc ngủ kinh hoàng bao gồm:

Thiếu ngủ nghiêm trọng vào ban ngày dẫn tới các khó khăn tại trường học hoặc công việc hoặc các vấn đề trong đời sống hằng ngày.
Phá hỏng giấc ngủ
Ngại ngùng khi có các giấc ngủ kinh hoàng hay các vấn đề trong quan hệ
Làm bị thương bản thân hay những người xung quanh
Khi phát hiện ra mình có căn bệnh này, người bệnh có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti về bản thân. Từ đó dẫn đến các vấn đề tâm lý khác.

5. Biện pháp khắc phục

Nếu giấc ngủ kinh hoàng là một vấn đề với bạn hay con bạn, sau đây là một số biện pháp có thể thử:

Đọc sách trước khi ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn

Ngủ đủ: Sự mệt mỏi gây ra giấc ngủ kinh hoàng. Nếu thiếu ngủ, hãy thử ngủ sớm hơn và điều độ theo thời gian biểu. Đôi lúc các giấc ngủ ngắn có thể có ích. Nếu có thể, nên tránh các tiếng ồn trong giờ ngủ hay các tình huống có thể gián đoạn giấc ngủ.
Tạo ra thói quen nghỉ ngơi đều độ trước khi ngủ: Thử các hoạt động yên tĩnh và thư giãn như đọc sách, chơi ghép hình hoặc đắm mình trong một bồn nước nóng trước khi ngủ. Thiền hay các bài tập thư giãn cũng có thể có ích. Chuẩn bị phòng ngủ thoải mái và yên tĩnh.
Tạo một môi trường an toàn: Để phòng ngừa chấn thương, đóng và khóa các của sổ và cửa ra vào buổi tối. Bạn thậm chí nên khóa cửa trước hay đặt báo thức hay chuông trên cửa. Đóng các lối lên xuống cầu thang bằng cửa rào, di chuyển các dây điện và các vật khác có thể nguy hiểm hợp lý. Tránh dùng giường tầng. Đặt các vật sắt nhọn dễ vỡ xa tầm với và cất tất cả các vũ khí.
Giải tỏa căng thẳng: Xác định việc làm bạn căng thẳng và cố gắng suy nghĩ tích cực để kiểm soát stress. Nếu trẻ có vẻ lo âu và căng thẳng, tâm sự với chúng để tìm ra lý do. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp ích được cho bạn.
Xoa dịu: Nếu trẻ có một giấc ngủ kinh hoàng, quan sát và chờ đợi trẻ tự khỏi. Có thể bạn cảm thấy sót ruột khi chỉ nhìn nhưng điều đó sẽ không gây tổn thương cho trẻ. Bạn có thể ôm ấp và vuốt ve nhẹ nhàng và cố gắng khiến trẻ trở lại giấc ngủ. Nói chuyện bình tĩnh và nhỏ nhẹ. Lắc trẻ hay la hét có thể khiến mọi việc tệ hơn. Thường các cơn sẽ tự khỏi.
Quan sát tìm ra xu hướng cơn: Nếu con bạn bị các giấc ngủ kinh hoàng, ghi chép nhật kí về các cơn đó. Đối với một số đêm, ghi chú bao nhiêu phút sau khi ngủ thì cơn xảy ra. Nếu thời điểm lên cơn tương đối ổn định, việc đánh thức trước cơn sẽ có thể có ích.

Khi hội chứng giấc ngủ kinh hoàng gây ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của bạn, hãy tìm đến bác sĩ để được trợ giúp và điều trị sớm.

Nguyễn Thùy Trang

Nguồn VTC: https://vtc.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-chung-giac-ngu-kinh-hoang-ar765299.html