Những điều cần đặc biệt chú ý khi ăn dứa mùa hè

Ăn dứa mùa hè không đúng cách sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tác dụng của dứa với sức khỏe

Tăng cường hệ miễn dịch

Quả dứa.

Quả dứa.

Theo Live Science, dứa cung cấp 50% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày cho cơ thể. Vitamin C là chất chống oxy hóa hòa tan trong nước tiểu giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, chống lại các vấn đề về tim mạch, đau xương khớp.

Cải thiện sức khỏe xương

Hàm lượng mangan trong dứa có thể giúp thúc đẩy xương và cơ thể phát triển cao lớn. Một nghiên cứu năm 1994 của Viện Linus Pauling thuộc Đại học bang Oregon ở Corvallis (Mỹ) cho biết mangan rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

Tăng cường thị lực

Dứa có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, căn bệnh ảnh hưởng đế mắt ở những người cao tuổi do chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao.

Hỗ trợ tiêu hóa

Theo Mayo Clinic, dứa rất giàu chất xơ, giúp bảo vệ đường ruột ổn định. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa, loại enzyme phân hủy protein hiệu quả, cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy...

Chống viêm, giảm cục máu đông

Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, bromelain trong dứa còn giúp chống viêm nhiễm, giảm tốc độ tăng trưởng của các khối u. Ngoài ra, hợp chất này còn ngăn ngừa đông máu, hỗ trợ hiệu quả cho những người có nguy cơ bị đông máu.

Những điều cần thận trọng khi ăn dứa

Không ăn dứa bị dập, nát

Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.

Không ăn trực tiếp khi còn xanh

Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

Tránh ăn dứa khi đói

Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Lưu ý khi bị dị ứng dứa

Gây nôn (bằng cách ngoáy họng).

Uống siro ipeca: Người lớn từ 15-30 ml; Trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.

Uống than hoạt: 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần; Uống nhắc lại sau 2 giờ (100g) ở người lớn (25-30g) ở trẻ em.

Nếu bị khó thở, suy hô hấp…cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-dieu-can-dac-biet-chu-y-khi-an-dua-mua-he/20210526092323858