Những điều khiến bạn phải kinh ngạc về Mật vụ Mỹ

Các nhân viên Mật vụ Mỹ không bao giờ đeo kính râm ngoài trời và luôn mang theo bên mình túi máu dự phòng cho Tổng thống...

Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy, tay của các nhân viên Mật vụ Mỹ luôn được đặt ở vị trí có thể sẵn sàng phản ứng trước mọi tình huống. Ảnh: Brightside.

Các Mật vụ Mỹ đôi khi cũng mắc sai lầm và không hoàn thành nhiệm vụ. Họ từng để một người đàn ông mang dao “đột nhập” vào khuôn viên Nhà Trắng bằng cách trèo qua hàng rào. Ảnh: Brightside.

Nhân viên Mật vụ Mỹ không bao giờ đeo kính râm ngoài trời. Ảnh: Brightside.

Sở Mật vụ Mỹ (USSS) ban đầu được thành lập để xử lý các vấn đề gian lận tài chính, chứ không phải nhằm mục đích bảo vệ Tổng thống nước này. Ảnh: Brightside.

Bộ trưởng Tài chính Hugh McCulloch là người gợi ý việc thành lập Sở Mật vụ Mỹ lên cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincol vào ngày 14/4/1865. Và cũng chính tối hôm đó, Tổng thống Lincoln đã bị ám sát. Ảnh: Brightside.

Cho đến nay, chỉ có duy nhất một nhân viên Mật vụ Mỹ thiệt mạng khi làm nhiệm vụ. Đó là Leslie Coffelf, người đã thiệt mạng trong khi bảo vệ cựu Tổng thống Harry Truman ngày 1/11/1950. Ảnh: Brightside.

Trụ sở của Sở Mật vụ Mỹ nằm trên một con phố có tên rất ngắn gọn Phố H tại thủ đô Washington. Có một điều khá đặc biệt là khu vực gần trụ sở của USSS không hề có bất cứ cái thùng rác nào để tránh nguy cơ bị đánh bom. Ảnh: Brightside.

Các mật vụ luôn phải quan sát, theo dõi và ghi lại mọi thứ. Họ có nhiệm vụ truy tìm nguồn gốc của những lá thư tay hoặc điện tử chứa nội dung đe dọa. USSS có hẳn một cơ sở dữ liệu với hàng nghìn loại mực để giúp quá trình điều tra trở nên dễ dàng hơn. Ảnh: Brightside.

Một trong những nguyên tắc của Mật vụ Mỹ là không được để tổng thống một mình. Các ông chủ Nhà Trắng thậm chí không thể ở một mình cùng bác sĩ nếu không có nhân viên Mật vụ Mỹ bên cạnh. Ảnh: Brightside.

Họ cũng phải “chiều” theo sở thích của vị tổng thống, chẳng hạn như chạy bộ vào buổi sáng sớm hay thậm chí là lướt ván,… Ảnh: Brightside.

Sàn nhà trong Phòng Bầu Dục trong Nhà Trắng được lắp đặt bộ cảm biến chuyển động. Do vậy, khi tổng thống muốn ở một mình trong căn phòng này, các nhân viên Mật vụ có thể dễ dàng theo dõi được bất cứ chuyển động và mối đe dọa tiềm ẩn nào. Ảnh: Brightside.

Mật vụ Mỹ thường đặt mật danh cho các vị tổng thống và người thân của họ. Chẳng hạn như, cựu Tổng thống Barack Obama được gọi với biệt danh là Renegade, bà Michelle Obama có mật danh Renaissance,… Ảnh: Brightside.

Mật vụ Mỹ luôn mang theo túi máu dự phòng cho tổng thống và sẵn sàng vận dụng kỹ năng y khoa, tiến hành truyền máu nếu cần thiết. Ảnh: Brightside.

Các nhân viên mật vụ cần phải giữ được sự bình tĩnh để có thể xử lý tốt nhất trong những tình huống cấp bách. Ảnh: Brightside.

Trước mọi sự kiện quan trọng, các Mật vụ Mỹ sẽ phải diễn tập ứng phó với tất cả các tình huống có thể xảy ra, chẳng hạn như ám sát hoặc đọ súng. Họ sử dụng những viên đạn đặc biệt trong những buổi tập huấn này. Ảnh: Brightside.

Các tân nhân viên Mật vụ Mỹ sẽ làm việc trong văn phòng trong suốt 3 năm liền trước khi được giao những nhiệm vụ thử thách khó khăn hơn ngoài thực địa (4 đến 7 năm). Tiếp đến, họ sẽ được cất nhắc lên vị trí cao hơn hoặc tiếp tục làm việc ở vị trí hiện tại. Ảnh: Brightside.

Ngoài bảo vệ Tổng thống Mỹ, nhân viên Mật vụ còn phải đảm bảo an toàn cho các thành viên của gia đình tổng thống, cựu tổng thống và thân nhân cựu tổng thống, các vị khách của tổng thống hoặc bất cứ người nào mà “ông chủ” của họ muốn bảo vệ. Ảnh: Brightside.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có trên dưới 100 nhân viên làm việc cho Sở Mật vụ Mỹ. Trên thực tế, con số này lớn lớn nhiều (khoảng 6.500 mật vụ). Ảnh: Brightside.

Thiên An (Theo BrightSide)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi/nhung-dieu-khien-ban-phai-kinh-ngac-ve-mat-vu-my-958587.html