Những dư âm ngọt ngào

Liên hoan nghệ thuật tuồng, bài chòi và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2018 diễn ra tại Quảng Ngãi đã khép lại với nhiều dư âm ngọt ngào trong lòng công chúng yêu nghệ thuật.Những dấu ấn nghệ thuậtLiên hoan quy tụ khoảng 500 diễn viên chuyên và không chuyên tham gia trình diễn 15 vở tuồng, bài chòi và dân ca kịch, đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng công chúng Quảng Ngãi. Tiêu biểu như vở diễn 'Trảm Trịnh Ân' (của Đoàn tuồng Nhà hát nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa); 'Núi rừng năm ấy' (Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật Bài chòi và Hát hố Quảng Ngãi); 'Chàng Lía' (Nhà hát Tuồng Đào Tấn tỉnh Bình Định); 'Trò đời nghiệt ngã' (Chi Hội Nghệ sĩ sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế); 'Lê công kỳ án' (Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.Hồ Chí Minh)...'Liên hoan đã mang đến cho khán giả Quảng Ngãi nhiều tiết mục nghệ thuật sinh động, giàu tính nhân văn. Qua đó, cho thấy các nghệ sĩ tham gia liên hoan lần này nói chung và nghệ sĩ của đoàn Quảng Ngãi nói riêng đã miệt mài lao động vì nghệ thuật, họ xứng đáng được ca ngợi, tôn vinh'.

Một phân cảnh trong tiết mục “Trảm Trịnh Ân” của đoàn Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống tỉnh Khánh Hòa trình diễn.

Nhiều vở diễn từng để lại ấn tượng đẹp cho người xem cả về nội dung, lẫn chất nghệ thuật trong những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, nay vẫn cuốn hút người xem, đặc biệt là vở diễn “Rực lửa hoàng cung” (tác giả Đoàn Thanh Tâm) do Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, TP.Hồ Chí Minh biểu diễn.

Hay như vở diễn “Núi rừng năm ấy”, do nhà văn, nhà viết kịch lão thành Nguyễn Thế Kỷ biên soạn. Các nghệ sĩ, diễn viên đến từ Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Nghệ thuật Bài chòi và Hát hố Quảng Ngãi đã thể hiện bằng nghệ thuật dân ca bài chòi ngọt ngào, sinh động. Tác phẩm phản ánh sâu sắc về thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước của quân và đồng bào các dân tộc ở miền Tây Quảng Ngãi, đặc biệt là tinh thần quật khởi, kiên trung, anh dũng của đồng bào Cor...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh ĐẶNG NGỌC DŨNG

Khơi dậy niềm đam mê nghệ thuật

Trong suốt những ngày diễn ra liên hoan, đêm nào cũng có rất đông khán giả đến xem, trong đó có rất nhiều bạn trẻ. Có vở diễn đã để lại nhiều xúc động trong lòng người xem. Em Nguyễn Cao Uyên, sinh viên Trường Đại học Phạm Văn Đồng chia sẻ: Em rất ấn tượng với vở tuồng “Trảm Trịnh Ân”. Từ nội dung đến trang phục và cả cách thể hiện của diễn viên đều toát lên nỗi bi ai, tức giận... để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.

Còn bà Phan Thị Ánh Tuyết, đến từ phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi thì xúc động: “Lâu lắm rồi tôi mới được xem lại các vở tuồng có sự đầu tư công phu như thế này, gợi cho tôi nhớ lại một thời tuổi trẻ. Ngày đó, dân ca bài chòi luôn có mặt trong đời sống của chúng tôi"

Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam Lê Tiến Thọ nhận xét: Liên hoan đã thành công hơn mong đợi. Các đơn vị đã để lại những dấu ấn nghệ thuật trong đêm liên hoan, được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Qua đó, tiếp thêm niềm đam mê nghệ thuật cho các nghệ sĩ để hăng say sáng tạo, xây dựng nhiều tác phẩm mới có giá trị tư tưởng.

“Để tiếp tục phát huy, khơi dậy niềm đam mê nghệ thuật truyền thống trong lòng khán giả, các đơn vị, văn nghệ sỹ phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, nhằm mang đến cho người xem nhiều vở diễn có nội dung phong phú, giá trị nghệ thuật cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân, mà càng phải có tính giáo dục thẩm mỹ cao”, ông Lê Tiến Thọ nhấn mạnh.

Bài, ảnh: MAI HẠ

Nguồn Quảng Ngãi: http://baoquangngai.vn/channel/2028/201811/nhung-du-am-ngot-ngao-2919504/