Những đứa trẻ lạ

Mùa hè năm 1966 tôi mới đi xem kết quả thi đỗ vào cấp 3 về.Riêng thôn tôi có 4 bạn đủ điểm vào cấp 3 trong đó có tôi.

Về đến ngoài ngõ,đã nghe tiếng nô đùa của trẻ con, nghe là lạ.Tôi vừa bước vào sân thì 5 em ,3 trai 2 gái,chào tôi một cách lễ phép:

-Chúng em chào anh ạ !

-Chào các em !

Tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên,thì mẹ trong bếp đi ra bảo:

-Có mấy cháu ở Hà Nội về sơ tán nhà mình !

-Vâng ! Tôi đáp lời mẹ.

Hai ảnh trên do tác giả cung cấp.

Xong việc dưới bếp,mẹ đi lên nhà nói rõ hơn:”Các cháu đây tất cả là con của chú Nhân,chú có bảy con tất cả,còn hai cháu nữa ở bên nhà Bác ngõ ngoài.Chú có hai vợ nên đông con,mẹ nhấn mạnh thêm “

Tôi giúp mẹ hướng dẫn các em chỗ ăn ở,và sinh hoạt.Các em nhiều tuổi nhất là 14 em ít nhất 6 tuổi.

Ở xóm tôi tất cả các em sơ tán về là gần hai mươi em.Ở rải rác các nhà,đều là anh em họ hàng nhà tôi.

Chiều đầu tiên tôi dẫn các em ra đầu làng chơi,nơi có chùa cổ,ngôi đình có bóng cây cổ thụ tỏa bóng mát .

Đồng ruộng đối với các em còn lạ lẫm.Ba em là Dương,Hồng,An,thấy mấy con cá rô rạch bên bờ lúa,chui xuống Vũng nước.Cảm thấy thích thú,ba em xắn quần xuống bắt,chui sâu vào ruộng lúa.

Vừa lúc đó ông vệ nông ngoài đồng về đến nơi,ông quát:

-Chúng mày ở đâu đến đây,định phá lúa của Hợp Tác Xã à.

Tôi phân bua:

-Ông ơi! Mấy em ở Hà Nội sơ tán về làng mình,để tránh máy bay phá hoại của giặc Mỹ ông ạ .

Nghe nói đến tránh may bay oanh tạc của giặc Mỹ,nét mặt ông dịu lại:

-Sao tao không biết !

-Dạ có thông báo của chính quyền ba hôm nay rồi ông ạ !

-Ừ tao ngoài đồng ba hôm nay,bây giờ mới về làng nên không biết !

Mấy em chui ra và lên bờ.Tôi đưa mắt gật đầu ra hiệu cho các em,các em hiểu ý và khoanh tay,hướng về ông đồng thanh:

-Chúng cháu chào ông ạ !

-Ừ chào các cháu ! Chơi với thằng Sáu nhà ông thì ông yên tâm rồi,và ông hỏi bọn trẻ:

-Thế bố mẹ các cháu có về không ?

-Dạ có về gửi chúng cháu,rồi lại về Hà Nội làm việc ạ !

-Ừ thôi các cháu chơi ông về !

Ông cầm chiếc gậy và đi vào thôn.

Ông là vệ nông,thường đến mùa,cây cối ngoài đồng,có hoa quả củ,là ông ở trông có đến mấy ngày mới về làng.Đến bữa là bà lão mang cơm ra ngôi lều ngoài cánh đồng cho ông.

Nghỉ hè nên tôi thường đi làm thủy lợi giúp mẹ.Trước khi đi làm,tôi hướng dẫn cho mấy em lớn,dẫn các em nhỏ chơi cho đỡ nhàm chán.Chỉ các em ra vườn,em nào biết câu cá thì đi câu, nếu biết bắn chim bằng súng cao su,thì ra vườn ra đầu làng,nơi có lũy tre xanh,có các loại chim,chim gáy (chim cu),chim chào mào,chim chích chòe,chim dải quạt …

Các em gái ra vườn,đập những mảnh bát đĩa vỡ,để làm quân chơi ô ăn quan.

Lúc rảnh rỗi tôi lấy tre,vót sẵn cho các em hai bộ que chơi chuyền.

Chiều đi làm thủy lợi về,tôi rủ các em ra sông tắm mát.Sông Nhuệ ngày ấy trong mát, lúc nào cũng ngập nước đến chân đê.

Tôi phân ra rõ ràng,đi ngược dòng khoảng 100 mét,trên bầy trâu đang đầm dưới sông.Cho bọn con trai tắm bên trên, bọn con gái tắm phía dưới.

Tôi có thành tích,hướng dẫn được ba em biết bơi lội.Có gì bí quyết đâu,đây là kinh nghiệm ngày xưa,bác tôi đã hướng dẫn cho các anh tôi và tôi tập bơi.

Đầu tiên hai tay đỡ người tập bơi trên tay,cho vùng vẫy hàng tiếng đồng hồ.Khi cảm thấy nhẹ hai tay thì dùng hai bàn tay đỡ.Khi đã nhẹ hai bàn tay,thì dùng một bàn tay,và thỉnh thoảng thấy nhẹ thì buông tay ra.Khi người tập bơi đã nổi hoàn toàn,và di chuyển được là thành công.Về sau vào bộ đội,tôi cũng huấn luyện cho đồng đội bằng cách này,đều thành công trăm phần trăm.

Những ngày tôi không đi làm thủy lợi,sáng và chiều đều hướng dẫn các em vui chơi.Mấy em gái vào chỗ bóng mát ngoài sân chơi chuyền,ô ăn quan.Còn mấy em trai tôi đưa ra vườn bắn chim,hoặc đi câu cá.

Ra vườn bắn chim,đầu tiên em Dương,lấp dưới khóm rong riềng,giương súng cao su bắn con Chào Mào,không trúng,nó bay sang góc vườn.Tôi bảo đưa đây anh bắn cho mà xem.Tôi luồn qua mấy khóm cây,áng chừng cách con chim khoảng 10 mét.Bắn một viên đạn bằng viên gạch đã được đập nhỏ hơn ngón chân cái.Một phát ăn ngay,con chim chào Mào vừa vỗ cánh vừa rơi xuống mặt đất,trong sự reo vui của mấy đứa trẻ. Khi vào bộ đội với năng khiếu bắn,khi tập xạ kích tôi đã đạt 29-30 điểm 3 viên,và đã được nghỉ phép 3 ngày về thăm gia đình,trước lúc đi B .

Tôi dạy tập bắn cho các em.Để ống bơ trên một hòn gạch và ngắm bắn,từ gần tới xa.Khi nào cứ bắn 3 viên,trúng 1,rồi trúng 2 ,và 3 là đạt yêu cầu.

Cứ đến hàng tháng,em lớn về Hà Nội lấy lương thực thực phẩm.Tôi lại mượn xe đạp của anh Hai đưa em ra bến xe,hỏi rõ em trở lại vào chuyến xe nào,rồi đến đón.Lúc đưa em đi thì nhẹ, khi đón em về nặng gần gấp đôi,vì em mang theo lương thực thực phẩm,và những thứ cần thiết cho sinh hoạt.

Thỉnh thoảng tôi rủ các em đi câu cá.Ra dãy ao làng trước mặt con đường của xóm.Luồn qua những khóm cây bên bờ ao,dưới lũy tre,chọn một vị trí thuận tiện.Rắc thính xong một lúc,những bọt nhỏ lăn tăn nổi lên,tôi mới thả mồi theo dây cước xuống.Chỉ cần phao nhấp nháy nổi lên là giật lên được cá riếc,bằng bàn tay.Phao chúi xuống keo theo một đoạn,có lên được con rô cụ.Cứ thế,bọn trẻ thấy mỗi lần tôi giật được cá,lại reo lên thích thú.Khoảng nửa buổi là được hai ba cân cá.

Đi tắm sông tôi còn hướng dẫn các em mò chai,bắt cá bò.Mò chai,hay dò chai,lấy bàn chân dò lướt trên mặt bùn,khi chân chạm vào nhông chai,chúi bàn chân xuống,làm con chai lộ ra,và lặn xuống nhấc con chai lên dễ dàng.

Khi bàn chân đang dò chai,bàn chân ấn phải con cá Bò,để bàn chân giữ yên nó,người lặn xuống, lấy tay lần theo đầu nó mà tóm đưa lên.Những con cá bò giống cá trê, nhưng màu nó lại vàng như màu con bò,nên được gọi là cá bò.

Theo hướng dẫn của tôi,thằng Dương cũng bắt được một con cá bò,to bằng ngón chân cái.Nó vừa giơ lên khỏi mặt nước,con cá quẫy mạnh,rồi tuột khỏi tay nó rơi xuống nước,mấy đứa kêu ôi ối vì tiếc

Tôi viết một vài dòng Hoài niệm về các em

Nhớ lại một giai đoạn cả nước khó khăn gian khổ

Tiền tuyến hậu phương đồng lòng đánh giặc

Khi hòa bình trở về,các em về nhà tôi chơi, tất cả đã trưởng thành.Các em đều đã vào cơ quan xí nghiệp nhà máy.Trong số đó có một em gái,em buôn chuyến xuyên Việt,vì em thích tự do.

Hà Nội ngày 3/6/2023

N.Đ.D

Trái tim người lính

Nguyễn Đăng Dung

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/nhung-dua-tre-la-a19246.html