Những giáo viên vượt khó gieo chữ trên non cao

Điểm trường Khau Luông nằm chênh vênh bên bờ suối, là nơi xa nhất, khó khăn nhất của Trường tiểu học xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Các cô giáo nơi đây đã hy sinh tuổi xuân, không ngại khó, ngại khổ để bám bản dạy chữ cho học trò nghèo.Cô giáo Nguyễn Thị Minh - Điểm trường Khau Luông, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang: Giáo viên mới đến điểm trường này không có sóng điện thoại làm cho mình cảm thấy xã rời với thế giới bên ngoài. Các em học sinh ở đây thì rất là khổ, gia đình rất khó khăn, khi lên điểm trường một thời gian thì giáo viên cũng thích nghi được. sống gần gũi với tình yêu thương của đồng bào đối với giáo viên và các giáo viên cũng coi học sinh như con em của mình.bám trường từ thứ 2 tới thứ 6 và cô trò có gì thì ăn nấy.Cô giáo Đỗ Thị Liêm - Thôn Khau Luông, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang: Khi được nhà trường phân công, công tác tại một điểm trường khó khăn nhất của xã thì tôi không hề nản lòng, lên đây thì đường xá vất vả một tí nhưng tôi luôn luôn khắc phục, dù trời mưa hay trời nắng thì luôn hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhớ con nhưng hết giờ làm việc tôi có thể gội điện về cho con và cuối tuần về thăm con.Ông Lều Chính Phủ - Thôn Khau Luông, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang: Các cô giáo từ khi về đây rất quan tâm còn mang giày, dép cho các em, giấy bút cho con em đi học mà chúng tôi thấy như thế là rất quan tâm và rất tốt cho con em.Ông Nguyễn Minh Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang: Các thầy, cô giáo cắm bản thực sự là những con người rất tâm huyết với nghề. Các thầy, cô đã nỗ lực hết sức mình để đưa chính sách giáo dục của Nhà nước, các chủ trương của ngành giáo dục đến với học sinh, đến với đồng bảo ở vùng sâu, vùng xa. Sự nỗ lực của các thầy, cô cắm bản đã giúp cho ngành giáo dục tỉnh Tuyên Quang thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học.

Phải mất hơn 2 giờ đồng hồ men theo sườn núi với những con dốc dài lởm chởm đá, vượt qua quãng đường 25 km từ trường trung tâm mới có thể đến điểm trường Khau Luông – điểm trường xa nhất và khó khăn nhất của xã Kiến Thiết. Bản Khau Luông nằm trên đỉnh núi, nơi đây có 27 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống và được mệnh danh là bản nhiều không: Không đường, không điện lưới, không chợ, không sóng điện thoại.

Phụ trách điểm trường Khau Luông là cô giáo Nguyễn Thị Minh, có thâm niên 34 năm giảng dạy. Cô Minh được phân công phụ trách điểm trường đã được 2 năm. Cùng ăn, cùng ở với dân bản, ngoài việc dạy chữ cho các em học sinh, cô Minh thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn bà con dân bản cách ăn ở sao cho hợp vệ sinh, cách phòng chống bệnh tật cho trẻ em.

Đầu năm 2019, điểm trường được một tổ chức từ thiện tài trợ xây dựng hai phòng học và một phòng cho giáo viên ở và làm việc. Không có chợ hay hàng quán nên các cô giáo phải tự trồng rau xanh, mang gạo, lạc, cá khô, mì tôm từ nhà lên điểm trường để sử dụng. Những lúc nhớ nhà, các cô giáo phải đi lên đỉnh đồi nằm cách điểm trường gần 3km để bắt sóng điện thoại gọi điện về cho gia đình. Cô giáo Đỗ Thị Liêm là giáo viên trẻ nhất tại điểm trường. Mặc dù nhà ở xa, con còn nhỏ nhưng hàng tuần cô vẫn vượt qua quãng đường hơn 100km lên điểm trường với các em nhỏ nơi đây.

Điều kiện làm việc, sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn là vậy nhưng với tình yêu nghề, thương lũ trẻ, các cô giáo ở điểm trường vẫn quyết tâm gắn bó, từng bước khắc phục khó khăn. Vì thế mà điểm trường Khau Luông nhiều năm liền không có học sinh bỏ học, tỷ lệ chuyên cần tại điểm trường luôn đạt 100%.

Với tấm lòng yêu thương học sinh như con. Các thầy, cô giáo cắm bản đã không ngại khó, ngại khổ, hi sinh tuổi xuân, để mang kiến thức đến cho các em học sinh ở những nơi xa xôi, heo hút, giúp các em có kiến thức để sau này các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/nhung-giao-vien-vuot-kho-gieo-chu-tren-non-cao