Những hiện tượng trong vũ trụ kích thích con người nhất (2)

Những phát hiện mới về các hiện tượng trong vũ trụ luôn là động lực to lớn cho các nhà nghiên cứu khám phá những bí ẩn của hành tinh.

Tiểu hành tinh có hình nhẫn. Trong năm 2014, lần đầu tiên các nhà thiên văn đã phát hiện một hệ thống vành đai xung quanh một tiểu hành tinh có tên gọi là Chariko có hình dạng như một chiếc nhẫn độc đáo. Đây là một trong những hiện tượng trong vũ trụ rất được quan tâm.

Thiên hà J1420-0545. J1420-0545 là một thiên hà có khả năng phát và thu nhận sóng vô tuyến cực kỳ mãnh liệt, cách chúng ta 15 triệu năm ánh sáng.

Đám mây rượu khổng lồ. Trong khi nghiên cứu tại khu vực được gọi W3 (OH) trong thiên hà, các nhà thiên văn khí tượng tại Đài quan sát Jodrell Bank phát hiện ra một cây cầu khổng lồ có lưu trữ khí rượu methyl alcohol. Cây cầu này kéo dài khoảng 288 tỷ dặm.

Quỷ đỏ Mira. Quan sát cực nét trên kính viễn vọng ALMA gần đây tiết lộ một vụ nổ lớn trên bề mặt sao quỷ đỏ Mira cách 200-400 năm ánh sáng, nằm trong nhóm chòm sao Cetus.

Bản đồ lò vi sóng. Cơ quan vũ trụ Big Bang CMB đã phát hiện ra nhiệt độ tăng đồng loạt ở khắp nơi trên thế giới vào 1 ngày của năm 1964. Đây là một phát hiện cực thú vị và bản đồ này cũng được giải Nobel Thiên Văn học.

Hành tinh kim cương. Năm 2012, nhà thiên văn học đã sửng sốt khi tìm thấy một hành tinh có một phần làm từ kim cương gọi là "55 Cancri e", hành tinh có khối lượng khoảng gấp 7,8 lần Trái đất và được cho là chứa một lượng lớn carbon ở dạng kim cương.

Vụ nổ tia gamma đầu tiên. Các vụ nổ tia gamma được phát hiện đầu tiên vào năm 1967 và kỷ nguyên quang phổ học vũ trụ bắt đầu hình thành từ đó.

Hành tinh đông lạnh. Tọa lạc trong một hệ sao đôi 3.000 năm ánh sáng từ Trái đất, hành tinh đông lạnh này được phát hiện bởi một kỹ thuật gọi là vi thấu kính hấp dẫn. Hành tinh này có tên gọi là WISE 0855-0714.

Ngôi sao bên trong ngôi sao khác. Trong năm 2014, các nhà thiên văn đã phát hiện một ngôi sao mới hấp dẫn khoảng 200.000 năm ánh sáng có tên là Thorne-Żytkow, nó nuốt chửng một sao neutron và nhiều tiểu ngôi sao khác vào trong nó.

Sao nam châm. Vào năm 2013, các nhà thiên văn học đã phát hiện sao nam châm mới có tên là SGR 1745-2900, nó là một ngôi sao có hố khổng lồ, phát ra lượng tia X khổng lồ và hút các hành tinh khác cực mãnh liệt liên tục.

Các hạt năng lượng. Các nhà thiên văn đã bị sốc khi tìm thấy bằng chứng về những gì gọi là là các hạt năng lượng được sản xuất bởi một lỗ đen khổng lồ nằm ở giữa thiên hà Milky Way.

Đốm đỏ lớn trên sao Mộc. Phát hiện vào đầu thế kỷ 17, các đốm đỏ lớn trên sao Mộc gây phân vân cho giới thiên văn học trong nhiều thế kỷ. Người ta vẫn chưa thể lý giải vì sao đốm đỏ lớn này lại thường xuyên xuất hiện và bền vững cho tới bây giờ.

Thiên hà lùn- trắng- lạnh nhất. Vào tháng 6/2014, nhà thiên văn học đã xác định được một thiên hà lùn, trắng và cực lạnh, màu sắc mờ nhạt yếu ớt nhưng đặc biệt.

Huỳnh Dũng (theo L25)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/nhung-hien-tuong-trong-vu-tru-kich-thich-con-nguoi-nhat-2-616063.html