Những hiện vật thiêng nhắc nhở về lịch sử vẻ vang của lực lượng CAND

Những hiện vật, tư liệu được trưng bày tại Bảo tàng CAND chính là những thông điệp thiêng liêng từ quá khứ, nhắc nhở những thế hệ tương lai về truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân.

Hơn 20.000 hiện vật được lưu trữ cùng khoảng 2.000 hiện vật được trưng bày gồm nhiều súng đạn, trang phục, giấy tờ và mô hình gắn với các thời kì phát triển, trưởng thành của lực lượng Công an, tại Bảo tàng CAND (Số 1 Trần Bình Trọng, Hà Nội) là những bằng chứng hùng hồn nhất nhắc nhở những thế hệ tương lai phần nào về truyền thống vẻ vang của lực lượng CAND nước nhà.

Trong số đó, cần phải kể tới những hiện vật, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về quá trình ra đời của lực lượng CAND từ các cao trào đấu tranh của quần chúng nhân dân hay những đồ dùng bất li thân của các chiến sĩ CAND qua các thời kì, những người luôn có mặt tại mọi điểm nóng, quyết tâm, quên mình để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hân dân.

Bảo tàng CAND là nơi lưu giữ và bảo quản gần 20.000 hiện vật về lịch sử truyền thống chiến đấu, xây dựng và phát triển của Công an nhân dân Việt Nam, trong đó, khoảng 2.000 hiện vật đang được trưng bày cho khách tham quan trong nước và quốc tế, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Công an “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong ảnh là tượng đài Bác Hồ được đặt ở vị trí trang trọng ngay tầng 1 của bảo tàng.

Bảo tàng CAND là nơi lưu giữ và bảo quản gần 20.000 hiện vật về lịch sử truyền thống chiến đấu, xây dựng và phát triển của Công an nhân dân Việt Nam, trong đó, khoảng 2.000 hiện vật đang được trưng bày cho khách tham quan trong nước và quốc tế, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Công an “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong ảnh là tượng đài Bác Hồ được đặt ở vị trí trang trọng ngay tầng 1 của bảo tàng.

Hệ thống trưng bày trong bảo tàng CAND gồm 3 chủ đề tương ứng với 3 thời kỳ lịch sử. Chủ đề thứ nhất: CAND Việt Nam ra đời bảo vệ chính quyền Cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Chủ đề thứ hai: CAND trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975). Chủ đề thứ ba: CAND trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong những ngày đầu tháng 9 lịch sử, nhiều bạn trẻ đã tới Bảo tàng CAND để thăm quan, tìm hiểu về lịch sử vẻ vang của lực lượng CAND nước nhà. Trong ảnh là sa hình các khu vực liên quan tới lịch sử của lực lượng CAND và các cơ quan Công an tại Hà Nội.

Các góc phố Hà Nội cùng các cơ quan Công an được dựng lại chi tiết, đẹp mắt trong sa hình.

Mô hình Nha Công an Trung ương (1947-1950) tại bảo tàng. Tháng 4-1947, Nha Công an (Bộ Công an ngày nay) cùng các cơ quan Trung ương và Bác Hồ trở lại xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.Tại đây Nha công an liên tục mở các lớp huấn luyện cán bộ, chiến sĩ. Năm 1999 khu di tích lịch sử Nha công an Trung ương được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia.

Các bạn trẻ chăm chú quan sát hình ảnh, hiện vật về lực lượng CAND trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Những hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh và lực lượng CAND tại Bảo tàng. Trong suốt thời gian xây dựng và trưởng thành, Bác Hồ luôn quan tâm đến công tác Công an. Bác thường xuyên đến thăm, làm việc, huấn thị, hay gửi thư động viên, khen thưởng các chiến sĩ CAND.

Bức thư Bác Hồ gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an khu XII chỉ rõ tư cách người Công an cách mệnh, cùng Sáu điều dạy CAND. Trong suốt 70 năm qua, Sáu điều dạy của Bác Hồ kính yêu luôn được Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an quan tâm chỉ đạo, quán triệt, thực hiện nghiêm túc dưới nhiều hình thức, biện pháp sáng tạo, nội dung phong phú, thiết thực.

Những bút tích quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các bức thư, văn bản giao nhiệm vụ cho lực lượng CAND.

Những bút tích quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các bức thư, văn bản giao nhiệm vụ cho lực lượng CAND.

Tại Bảo tàng CAND có trưng bày những hiện vật quý giá trong suốt chiều dài thành lập và phát triển cửa lực lượng Công an. Trong ảnh là một số sản phẩm do Công an xưởng Nam Bộ sản xuất phục vụ chiến đấu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Chiếc súng carbin của đồng chí Hoàng Hữu Kháng từng sử dụng bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Các hình ảnh quý của lực lượng CAND trong các kế hoạch chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự cho đất nước.

Mô hình của chuyên án PY-27 nổi tiếng được tiến hành bởi lực lượng Công an tại Bảo tàng CAND.

Các huân, huy chương cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho lực lượng CAND.

Những kỉ vật của các chiến sĩ CAND trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp cứu nước.

Hình ảnh khẩu súng ngắn do đồng chí Trần Bình, Điệp báo Ty Công an Hà Nội sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Các loại súng đạn được các đồng chí CAND sử dụng trong các thời kì lịch sử.

Tại Bảo tàng cũng có trưng bày bộ quần áo được sử dụng bởi đồng chí Đồng Văn Sự, chiến sĩ CSGT tỉnh Hải Dương trước khi đồng chí hi sinh vào ngày 12-9-2001.

Những ấn phẩm đặc biệt của tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an và báo An ninh thế giới. Đây đều là những tờ báo, tạp chí quan trọng, được yêu thích và đón nhận bởi đông đảo bạn đọc.

Một ấn phẩm báo Công an nhân dân được trưng bày tại Bảo tàng. Ra đời ngày 1-11-1946 với độ dày 20 trang, khổ lớn 21 x 30 cm, bìa in màu; tiền thân của Báo Công an nhân dân là Báo Công an Mới. Tổng Giám đốc Nha Công an Trung ương Lê Giản là người khai sinh ra tờ Công an mới.

Hình ảnh về công tác hợp tác quốc tế của lực lượng CAND.

Các bộ trang phục của CAND tại Bảo tàng.

Trang phục của lực lượng CSGT và lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tại bảo tàng.

Thiện Nhân - Duy Tiến - Cao Trung

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/cong-an/nhung-hien-vat-thieng-nhac-nho-ve-lich-su-ve-vang-cua-luc-luong-cand-508644/