Những khám phá mới về hành tinh lùn Haumea

Là một hành tinh lùn nằm trong hệ mặt trời, Haumeacó hình bầu dục kỳ lạ với lớp băng dày bao phủ bề mặt.

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Esac của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA ) ở Madrid (Tây Ban Nha) cho biết thiết bị không gian của họ đã tiếp cận được hành tinh lùn Haumea và hai mặt trăng vệ tinh của nó.

Theo ghi nhận, hành tinh lùn Haumeacó hình thù như một bóng bầu dục với chiều dài khoảng 2000 km. Bao phủ trên 75% bề mặt hành tinh này là một lớp băng tinh thể màu trắng, sáng rực khi dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

Hai mặt trăng vệ tinh của Haumea có tên gọi là Hi'iaka và Namaka cũng được bao phủ bởi băng giá và phát sáng mãnh liệt tương trong không gian.

Các nhà khoa học nhận định, lớp áo tinh thể băng giá phủ trên hành tinh lùn Haumea cùng hai mặt trăng vệ tinh có thể là do tác động biến thiên lên xuống theo mùa bởi tia bức xạ mặt trời. Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí Phys.

Huỳnh Dũng (theo Phys)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/nhung-kham-pha-moi-ve-hanh-tinh-lun-haumea-803931.html