Những khu mua sắm xa xỉ bậc nhất thế giới

Bất chấp Covid-19, xa xỉ phẩm vẫn thường được mua trực tiếp, bởi phần lớn khách hàng muốn trải nghiệm dịch vụ trong những cửa hàng bán lẻ.

Liên tiếp các đợt đóng cửa vì Covid-19 “tấn công” các trung tâm thương mại và phố mua sắm trên khắp thế giới. Mặc dù vậy, trung tâm thương mại Shin Kong Place (SKP) ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vẫn đạt doanh thu khoảng 2,7 tỷ USD vào năm 2020, theo Beijing Daily. Con số này dễ dàng vượt qua cả doanh thu trước đại dịch của cửa hàng bách hóa nổi tiếng Harrods ở London (Anh), thậm chí cả Dubai Mall rộng lớn. Ảnh: Gentle Monster.

 Được tôn vinh là “Vua mua sắm” ở xứ tỷ dân, SKP Bắc Kinh mới đây vượt qua Harrods để trở thành khu bách hóa năng suất nhất thế giới. Theo 36Kr, nhà bán lẻ hàng đầu này đã đón hơn 15 triệu lượt khách vào năm 2020 khi người mua sắm Trung Quốc ưa chuộng thị trường nội địa hơn do đại dịch. SKP sở hữu hơn 800 cửa hàng thương hiệu cao cấp, bao gồm Gucci, Chanel và Hermès. Ảnh: Edmon Leong.

Được tôn vinh là “Vua mua sắm” ở xứ tỷ dân, SKP Bắc Kinh mới đây vượt qua Harrods để trở thành khu bách hóa năng suất nhất thế giới. Theo 36Kr, nhà bán lẻ hàng đầu này đã đón hơn 15 triệu lượt khách vào năm 2020 khi người mua sắm Trung Quốc ưa chuộng thị trường nội địa hơn do đại dịch. SKP sở hữu hơn 800 cửa hàng thương hiệu cao cấp, bao gồm Gucci, Chanel và Hermès. Ảnh: Edmon Leong.

Số liệu từ SKP Bắc Kinh cho thấy mặc dù thương mại điện tử có thể đang dần lấn sân, các cửa hàng bán lẻ vẫn là điểm đến ưa thích của những người mua sắm. Xa xỉ phẩm cao vẫn thường được mua trực tiếp, bởi phần lớn khách hàng muốn trải nghiệm dịch vụ trong những cửa hàng bán lẻ. Ảnh: Gentle Monster.

Trong nhiều thập kỷ, bách hóa Harrods là một trong những khu mua sắm xa xỉ bậc nhất London và được ưa chuộng trên thế giới. Trước khi Covid-19 bùng phát, nơi đây thu hút khoảng 80.000 lượt khách/ngày. Tính từ tháng 2/2019-2/2020, Harrods thu về hơn 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, năm vừa qua, khu bách hóa danh tiếng - nơi vốn dựa vào lượng khách Mỹ và châu Á - chứng kiến sự sụt giảm 45% doanh thu do hạn chế đi lại. Ảnh: Bloomberg.

Bên cạnh Harrods, Selfridges là chuỗi cửa hàng cao cấp hoạt động ở London, Manchester và Birmingham. Từ tháng 2/2018-2/2019, nó thu về 2,25 tỷ USD. Cửa hàng trên phố Oxford của Selfridges là cửa hàng lớn thứ hai nước Anh, có riêng một tầng cho quần áo nam giới. Được biết đến với sự đổi mới về kiến trúc, các cửa hàng Selfridges trở thành điểm thu hút khách du lịch đúng nghĩa. Ảnh: Luxury London.

Khi nhắc đến những trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới, ta không thể không nhắc đến Dubai Mall - tọa lạc tại thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Không gian của Dubai Mall lên đến 500.000 m2, được chia thành hơn 1.200 cửa hàng bán lẻ, bao gồm Galeries Lafayette và Bloomingdale’s. Không có gì là ngạc nhiên khi trung tâm mua sắm này đón 80 triệu du khách ghé thăm mỗi năm trước đại dịch. Ảnh: Chris Whiteoak/The National.

Lane Crawford là ngôi nhà chung sành điệu tại Hong Kong (Trung Quốc) của các thương hiệu quốc tế cao cấp. Những người mua sắm sành sỏi sẽ cất công từ Bắc Kinh, Thượng Hải hay Thành Đô để đến Lane Crawford vung tiền cho trang phục và các xa xỉ phẩm khác của hơn 1.000 nhãn hàng như Alexander McQueen hay Stella McCartney. Với nỗ lực tạo ra một không gian kết hợp giữa bán lẻ và giải trí, Lane Crawford cũng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: SES HK.

Le Bon Marché, trung tâm mua sắm lâu đời nhất thủ đô Paris (Pháp), được coi là một trong những khu bách hóa năng suất nhất thế giới, theo báo cáo năm 2019 của Sybarite và GlobalData. Kể từ khi được cải tạo vào những năm 1850, Le Bon Marché trở thành một cột mốc kiến trúc nước Pháp và là ngôi nhà chung của loạt các thương hiệu gia dụng nổi tiếng. Ảnh: in interiors.

Hồng Chang (Theo SCMP)

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-khu-mua-sam-xa-xi-bac-nhat-the-gioi-post1187973.html