Những 'lá thư xin lỗi' từ sau song sắt

Hàng nghìn bức thư được gửi ra khỏi trại giam số 3 Bộ Công an, mang theo 'lời xin lỗi chân thành' của phạm nhân tới nạn nhân và người thân.

Hàng nghìn bức thư được gửi ra khỏi trại giam số 3 Bộ Công an, mang theo “lời xin lỗi chân thành” của phạm nhân tới nạn nhân và người thân.

Hàng nghìn bức thư được gửi ra khỏi trại giam số 3 Bộ Công an, mang theo “lời xin lỗi chân thành” của phạm nhân tới nạn nhân và người thân.

Chúng tôi đến với trại giam số 3 Bộ Công an (xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) vào một ngày tháng 6 đầy nắng. Trại nằm cách đường Hồ Chí Minh khoảng 4km, xuyên qua những rừng cây keo lâu năm. Nơi đây giam giữ khoảng 2.000 phạm nhân.

Bản án lương tâm không biết khi nào trả được!

Đại tá Phan Đình Thành, Giám thị trại giam cho biết, trong trại chủ yếu là những phạm nhân “có máu mặt”, chịu những mức án nặng. Đơn cử như Lê Văn Luyện, đối tượng gây ra thảm án tại tiệm vàng ở Bắc Giang năm 2011 gây rúng động dư luận. Tại trại này, những người từng phạm tội như Luyện không phải là cá biệt, thậm chí có những vụ chỉ cần nhắc đến đã khiến người ta phải sợ hãi.

Chính vì vậy, công tác quản lý và giáo dục những phạm nhân này đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Và thực tế, tập thể lãnh đạo trại giam đã có những cách làm sáng tạo, nâng hiệu quả giáo dục, cải tạo những người từng lầm đường lạc lối. Một trong số đó là phong trào “Lời xin lỗi chân thành”.

Các phạm nhân sẽ viết thư gửi lời xin lỗi đến các nạn nhân hoặc gia đình của họ. Những bức thư này được tập hợp, in thành sách như một lời nhắc nhở các phạm nhân nhận thức về lỗi lầm của mình mà nỗ lực cải tạo. Từ đầu năm 2019 đến nay, trại giam số 3 Bộ Công an đã tiếp nhận và gửi đi khoảng 1.500 lá thư xin lỗi từ các phạm nhân.

“Đã hơn 20 năm trôi qua, chưa một lần con biết cảm thông cho những gánh nặng mà mẹ đã phải mang trên vai để chăm lo cho gia đình. Thay vào đó, con chỉ mang đến thêm những đau khổ, buồn phiền cho mẹ. Nỗi lo cơm áo gạo tiền, thay cha cáng đáng gia đình khiến mẹ vất vả hơn. Vậy mà con đã luôn trách mẹ không quan tâm đến con như những người mẹ khác...” – trích một bức thư xin lỗi của phạm nhân gửi cho gia đình, in trong tuyển tập “Lời xin lỗi chân thành”.

“Cô kính mến, vậy là đã 4 năm rồi. Có khả năng cô cũng không còn nhớ nữa, nhưng với cháu 4 năm qua là những ám ảnh dày vò vì tội lỗi của mình gây ra cho cô. Bản án 7 năm, cháu đã chấp hành được quá nửa rồi, thời gian còn lại cũng không còn dài nữa. Nhưng có một bản án mà cháu không biết phải trả thế nào, đó là bản án của lương tâm, cô ạ! Thật sự 4 năm qua cháu đã ân hận rất nhiều” – những lời của phạm nhân từng “vì một chút vật chất mà đánh mất lương tâm, ra tay cướp của một người còn hơn tuổi bố mẹ mình”.

“Tôi viết thư xin lỗi gửi cho gia đình nạn nhân của mình và gửi thư xin lỗi cho cha mẹ tôi. Khi biết những bức thư đã đến tay người cần nhận, trong lòng mình cũng cảm thấy thanh thản hơn phần nào” – phạm nhân Nguyễn Văn Trường (SN 1988, quê ở Hà Nội) chia sẻ.

Song, cũng có những người không thể cầm bút biên những dòng thư, cho dù luôn day dứt và muốn nói ra lời xin lỗi tận đáy lòng tới gia đình nạn nhân.

“Nhiều đêm trằn trọc, tôi cũng muốn viết thư xin lỗi đến nạn nhân và gia đình. Nhưng nghĩ nhiều năm trôi qua, có thể nạn nhân đã nguôi ngoai nỗi đau, nay viết thư có thể khơi lại sự việc đau lòng đó nên tôi đã không viết nữa” – phạm nhân Nguyễn Ngọc Anh bày tỏ và cho biết, sẽ nỗ lực cải tạo tốt để sớm có cơ hội trở lại với xã hội, làm lại cuộc đời.

Tiếng kinh Phật, thư viện sách và sự “thay đổi chính mình”

Đằng sau cánh cổng trại, không còn những lối sống ngông nghênh, nay đây mai đó nữa. Thay vào đó, các phạm nhân phải tuân theo kỷ luật, sống nề nếp, quy củ. Mỗi ngày đều có “thời gian biểu” cụ thể, hướng phạm nhân vào những công việc có ích.

Bên cạnh công tác quản lý thi hành án, trại giam số 3 rất chú trọng đến việc giáo dục phạm nhân, trong đó xây dựng thói quen đọc. Đại tá Phan Đình Thành cho biết, đơn vị có thư viện riêng và thường xuyên trao đổi sách với thư viện tỉnh Nghệ An.

Phạm nhân Nguyễn Văn Trường (SN 1988, quê ở Hà Nội) chia sẻ, từ khi vào trại giam, bản thân thấy thay đổi rất nhiều: “Khi ở ngoài tôi chỉ ăn chơi lêu lổng, vào đến đây mới có thú vui đọc sách. Rồi quan tâm đến mọi người hơn, thay vì chỉ nghĩ cho mình như trước đây”.

Ngoài việc tăng cường văn hóa đọc cho phạm nhân, trại giam số 3 Bộ Công an cũng có những khu hướng nghiệp, dạy nghề may vá, làm tóc giả, lông mi giả, làm bánh mì... để phạm nhân có cơ hội được đóng góp và học nghề.

“Ở trong trại giam, mọi người vẫn có cơ hội cống hiến, làm ra sản phẩm cho xã hội. Khi làm việc như vậy, chúng tôi cảm thấy vơi đi phần nào gánh nặng tâm lý” – phạm nhân Nguyễn Ngọc Anh (SN 1980, quê ở Nghệ An) chia sẻ và mong rằng, với việc cải tạo tốt, chăm chỉ làm việc, anh cũng như nhiều người có cơ hội được giảm án, sớm trở về với gia đình, người thân.

Giữa những bức tường kiên cố, những bài giảng Phật pháp về luật nhân quả, về “làm lành lánh dữ” được phát ra từ hệ thống âm thanh được bố trí trong không gian trại giam. Đây cũng là một trong những biện pháp giáo dục theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” mà trại giam Tân Kỳ áp dụng. Và từ đó, những lời xin lỗi sẽ chân thành hơn, thực tâm hơn, để rồi mỗi người không ngừng nỗ lực cải tạo, con người từng lầm đường lạc lối sớm trở về với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội!./.

Hàng nghìn bức thư được gửi ra khỏi trại giam số 3 Bộ Công an, mang theo “lời xin lỗi chân thành” của phạm nhân tới nạn nhân và người thân.

Chúng tôi đến với trại giam số 3 Bộ Công an (xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) vào một ngày tháng 6 đầy nắng. Trại nằm cách đường Hồ Chí Minh khoảng 4km, xuyên qua những rừng cây keo lâu năm. Nơi đây giam giữ khoảng 2.000 phạm nhân.

Bản án lương tâm không biết khi nào trả được!

Đại tá Phan Đình Thành, Giám thị trại giam cho biết, trong trại chủ yếu là những phạm nhân “có máu mặt”, chịu những mức án nặng. Đơn cử như Lê Văn Luyện, đối tượng gây ra thảm án tại tiệm vàng ở Bắc Giang năm 2011 gây rúng động dư luận. Tại trại này, những người từng phạm tội như Luyện không phải là cá biệt, thậm chí có những vụ chỉ cần nhắc đến đã khiến người ta phải sợ hãi.

Chính vì vậy, công tác quản lý và giáo dục những phạm nhân này đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Và thực tế, tập thể lãnh đạo trại giam đã có những cách làm sáng tạo, nâng hiệu quả giáo dục, cải tạo những người từng lầm đường lạc lối. Một trong số đó là phong trào “Lời xin lỗi chân thành”.

Các phạm nhân sẽ viết thư gửi lời xin lỗi đến các nạn nhân hoặc gia đình của họ. Những bức thư này được tập hợp, in thành sách như một lời nhắc nhở các phạm nhân nhận thức về lỗi lầm của mình mà nỗ lực cải tạo. Từ đầu năm 2019 đến nay, trại giam số 3 Bộ Công an đã tiếp nhận và gửi đi khoảng 1.500 lá thư xin lỗi từ các phạm nhân.

“Đã hơn 20 năm trôi qua, chưa một lần con biết cảm thông cho những gánh nặng mà mẹ đã phải mang trên vai để chăm lo cho gia đình. Thay vào đó, con chỉ mang đến thêm những đau khổ, buồn phiền cho mẹ. Nỗi lo cơm áo gạo tiền, thay cha cáng đáng gia đình khiến mẹ vất vả hơn. Vậy mà con đã luôn trách mẹ không quan tâm đến con như những người mẹ khác...” – trích một bức thư xin lỗi của phạm nhân gửi cho gia đình, in trong tuyển tập “Lời xin lỗi chân thành”.

“Cô kính mến, vậy là đã 4 năm rồi. Có khả năng cô cũng không còn nhớ nữa, nhưng với cháu 4 năm qua là những ám ảnh dày vò vì tội lỗi của mình gây ra cho cô. Bản án 7 năm, cháu đã chấp hành được quá nửa rồi, thời gian còn lại cũng không còn dài nữa. Nhưng có một bản án mà cháu không biết phải trả thế nào, đó là bản án của lương tâm, cô ạ! Thật sự 4 năm qua cháu đã ân hận rất nhiều” – những lời của phạm nhân từng “vì một chút vật chất mà đánh mất lương tâm, ra tay cướp của một người còn hơn tuổi bố mẹ mình”.

“Tôi viết thư xin lỗi gửi cho gia đình nạn nhân của mình và gửi thư xin lỗi cho cha mẹ tôi. Khi biết những bức thư đã đến tay người cần nhận, trong lòng mình cũng cảm thấy thanh thản hơn phần nào” – phạm nhân Nguyễn Văn Trường (SN 1988, quê ở Hà Nội) chia sẻ.

Song, cũng có những người không thể cầm bút biên những dòng thư, cho dù luôn day dứt và muốn nói ra lời xin lỗi tận đáy lòng tới gia đình nạn nhân.

“Nhiều đêm trằn trọc, tôi cũng muốn viết thư xin lỗi đến nạn nhân và gia đình. Nhưng nghĩ nhiều năm trôi qua, có thể nạn nhân đã nguôi ngoai nỗi đau, nay viết thư có thể khơi lại sự việc đau lòng đó nên tôi đã không viết nữa” – phạm nhân Nguyễn Ngọc Anh bày tỏ và cho biết, sẽ nỗ lực cải tạo tốt để sớm có cơ hội trở lại với xã hội, làm lại cuộc đời.

Tiếng kinh Phật, thư viện sách và sự “thay đổi chính mình”

Đằng sau cánh cổng trại, không còn những lối sống ngông nghênh, nay đây mai đó nữa. Thay vào đó, các phạm nhân phải tuân theo kỷ luật, sống nề nếp, quy củ. Mỗi ngày đều có “thời gian biểu” cụ thể, hướng phạm nhân vào những công việc có ích.

Bên cạnh công tác quản lý thi hành án, trại giam số 3 rất chú trọng đến việc giáo dục phạm nhân, trong đó xây dựng thói quen đọc. Đại tá Phan Đình Thành cho biết, đơn vị có thư viện riêng và thường xuyên trao đổi sách với thư viện tỉnh Nghệ An.

Phạm nhân Nguyễn Văn Trường (SN 1988, quê ở Hà Nội) chia sẻ, từ khi vào trại giam, bản thân thấy thay đổi rất nhiều: “Khi ở ngoài tôi chỉ ăn chơi lêu lổng, vào đến đây mới có thú vui đọc sách. Rồi quan tâm đến mọi người hơn, thay vì chỉ nghĩ cho mình như trước đây”.

Ngoài việc tăng cường văn hóa đọc cho phạm nhân, trại giam số 3 Bộ Công an cũng có những khu hướng nghiệp, dạy nghề may vá, làm tóc giả, lông mi giả, làm bánh mì... để phạm nhân có cơ hội được đóng góp và học nghề.

“Ở trong trại giam, mọi người vẫn có cơ hội cống hiến, làm ra sản phẩm cho xã hội. Khi làm việc như vậy, chúng tôi cảm thấy vơi đi phần nào gánh nặng tâm lý” – phạm nhân Nguyễn Ngọc Anh (SN 1980, quê ở Nghệ An) chia sẻ và mong rằng, với việc cải tạo tốt, chăm chỉ làm việc, anh cũng như nhiều người có cơ hội được giảm án, sớm trở về với gia đình, người thân.

Giữa những bức tường kiên cố, những bài giảng Phật pháp về luật nhân quả, về “làm lành lánh dữ” được phát ra từ hệ thống âm thanh được bố trí trong không gian trại giam. Đây cũng là một trong những biện pháp giáo dục theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” mà trại giam Tân Kỳ áp dụng. Và từ đó, những lời xin lỗi sẽ chân thành hơn, thực tâm hơn, để rồi mỗi người không ngừng nỗ lực cải tạo, con người từng lầm đường lạc lối sớm trở về với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội!./.

Thực hiện: Trọng Phú| Kỹ thuật: Đoan Đoan

Nguồn VOV: https://vov.vn/phap-luat/nhung-la-thu-xin-loi-tu-sau-song-sat-927744.vov