Những lừa dối về vũ khí: Nga-Mỹ mất phần cho ai?

Các nước sẽ noi gương Trung Quốc, Nhật Bản hay Singapore tự bảo đảm vũ khí khiến các nước xuất khẩu như Nga và Mỹ rơi vào khó khăn?

Sự lừa dối số 3: Chuyển sang tự bảo đảm

Sự lừa dối phổ biến số 3 hiện nay là khẳng định các nước nhập khẩu vũ khí chủ chốt đang rời khỏi thị trường nhờ tự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình.

Những nước như Trung Quốc hay Hàn Quốc thường được lấy làm ví dụ nhờ trong một thời gian ngắn chuyển từ các nước nhập khẩu thành các nước xuất khẩu vũ khí.

Máy bay T-50 của Hàn Quốc

Máy bay T-50 của Hàn Quốc

Ngoài ra còn có trường hợp của Singapore. Quốc gia “tí hon” này đã thành công khi đi lên từ con cố không để phát triển các mẫu xe chiến đấu chở quân hay xe bọc thép hạng nặng và vũ khí pháo của riêng mình. Singapore cũng chế tạo hàng loạt khinh hạm và tàu đổ bộ.

Nếu nhiều nước khác theo gương Singapore thì các nhà xuất khẩu vũ khí như Nga hay Mỹ sẽ mất đi khối lượng đặt hàng lớn. Hiện nay, các quốc gia nhập khẩu vũ khí chủ yếu đang nỗ lực tự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng riêng của mình và bằng tất cả các lực lượng tiến hành thay thế vũ khí nhập khẩu.

Expert: Quá trình này diễn ra thành công tới mức nào? Những quốc gia nào trong thời gian tới có thể từ bỏ nhập khẩu?

Makienko: Các nhà nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới là Ấn Độ và các nước quân chủ vùng Vịnh. Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy các nước này có thể tự đảm bảo nhu cầu vũ khí bằng cách phát triển ngành công nghiệp quốc phòng riêng. Đặc biệt, các quốc gia vùng Vịnh không có những nỗ lực nghiêm túc trong việc này.

Kết quả của nhiều dự án quốc phòng mà Ấn Độ tiến hành hiện chưa đáp ứng kỳ vọng của giới quân sự nước này. Thành công lớn nhất của Ấn Độ chính là việc sản xuất một số mẫu vũ khí của Nga theo giấy phép như tiêm kích Su-30MKI và xe tăng T-90S. Thành công nổi bật trong hợp tác Nga-Ấn là việc nghiên cứu chế tạo tên lửa siêu thanh BrahMos.

Trong khi đó, Ấn Độ đang gặp nhiều khó khăn khi tiến hành sản xuất theo giấy phép các mẫu vũ khí của phương Tây, ví dụ như tàu ngầm Scorpene của Pháp.

Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ

Expert: Những quốc gia nào thành công hơn cả trong thay thế vũ khí nhập khẩu?

Makienko: Chỉ có một quốc gia duy nhất trong thập kỷ trở lại đây đã thành công trong việc thay thế nhập khẩu những mẫu vũ khí chính là Trung Quốc.

Một ví dụ thành công khác có thể kể đến là Hàn Quốc. Dù vẫn phụ thuộc vào Mỹ, song quốc gia này đã cho thấy những kết quả trong việc tự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình.

>>Những lừa dối về vũ khí: Xe tăng chưa hết thời

Hàn Quốc hiện đã ký được một số hợp đồng bán vũ khí: 4 hợp đồng bán máy bay chiến đấu hạng nhẹ T-50, hợp đồng chế tạo 3 tàu ngầm cho Indonesia.

Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều là những trường hợp ngoại lệ.

Expert: Vậy những nước nhập khẩu chủ chốt tiến hành tự sản xuất trên lãnh thổ của mình sẽ hạn chế nhập khẩu vũ khí hoàn chỉnh và thay vào đó là phụ tùng?

Makienko: Tôi nghĩ rằng phụ tùng luôn có tỷ lệ ổn định trên thị trường nhưng không thể vượt qua các sản phẩm hoàn chỉnh.

Hiện trên thế giới đang có xu hướng khác tăng mạnh các dự án sản xuất theo giấy phép. Thời gian qua, hầu hết các nước nhập khẩu, từ các quốc gia vùng Vịnh, đều đòi hỏi các nhà xuất khẩu chuyển giao giấy phép sản xuất. Ngoài ra, một xu hướng khác là hợp tác sản xuất.

Tàu hải quân Singapore

Expert: Tăng trưởng kinh tế thế giới chậm chạp sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thị trường vũ khí? Mới đây có thông tin Brazil đã từ chối mua các hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga do những khó khăn tài chính. Liệu những nước khác có noi theo Brazil?

Makienko: Theo quan điểm của tôi, tình hình chính trị ảnh hưởng tới thị trường vũ khí nhiều hơn so với những yếu tố kinh tế. Chính vì vậy, những xu hướng tiêu cực về kinh tế sẽ không làm giảm việc mua sắm vũ khí. Khi cần thiết thì ngay cả các quốc gia nghèo nhất cũng phải tìm ra nguồn lực để bảo đảm an ninh của mình.

Trên thị trường hiện nay, hai yếu tố chính mâu thuẫn với nhau chính là những căng thẳng địa chính trị gia tăng trong khi giá dầu sụt giảm.

>>Những lừa dối về vũ khí: Thời kỳ bão hòa

Phong Lan

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhung-lua-doi-ve-vu-khi-nga-my-mat-phan-cho-ai-3299875/