Những món ăn tốt cho trẻ bị bệnh tay chân miệng

Khi bị tay chân miệng, bên cạnh việc khám và điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để bệnh mau khỏi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng

Bệnh Tay chân miệng tại Việt Nam thường được biết đến là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Theo Th.s. Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), tay chân miệng là bệnh dễ lây truyền. Trong Đông y nhắc tới căn bệnh này là do thấp nhiệt tích tụ nung nấu hoặc hỏa độc gây ra mụn.

Mụn phỏng có đặc điểm thường phát ở tay-chân-miệng chứ không lan rộng ra cả cơ thể. Y học hiện đại gọi tên bệnh tay-chân-miệng, Đông y gọi là bệnh lở loét do hỏa độc, thấp nhiệt. Đặc điểm của bệnh mụn thường sưng to, lưỡi cứng, miệng lở loét khó ăn được. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, đau đớn miệng khó ăn uống được do mụn lở loét trong miệng.

Tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt những bé dưới 5 tuổi. (Ảnh minh họa)

Tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt những bé dưới 5 tuổi. (Ảnh minh họa)

Những trường hợp trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh nặng thường là do mụn chạy vào trong khiến cho bệnh nhi không thể ăn uống được dẫn tới cơ thể suy yếu.

Ăn gì để đẩy lùi bệnh tay chân miệng?

Theo Th.s. Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, trong thời gian trẻ bị bệnh nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa như (cháo, súp), tránh thức ăn còn đang nóng.

Cháo đậu xanh thịt lợn là một trong những món ăn giúp trẻ bị tay chân miệng nhanh hồi phục (Ảnh minh họa)

Một số loại cháo thanh nhiệt bổ dưỡng cho trẻ như cháo đậu xanh thịt lợn nạc, cháo đậu xanh nấu với thịt tôm, cháo bí xanh thịt lợn… Các loại cháo này đều có tính thanh nhiệt giải nhiệt độc cho cơ thể.

“Trong trường hợp trẻ bị lở loét miệng, đau, khó ăn, khó nuốt có thể dùng đậu xanh, đậu đỏ sắc nước cho trẻ uống thay nước”, Lương y Vũ Quốc Trung nói.

Lương y Vũ Quốc Trung cũng cho biết, cần cho trẻ ăn thêm các loại trái cây, nhất là các loại quả có nhiều vitamin C sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không ăn những loại trái cây sinh nhiệt như: mít, dứa hoặc những trái cây tính lạnh như dưa hấu, dưa chuột dễ làm cho bệnh thêm nặng.

Video: BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng (Nguồn: Dân Trí)

/**/

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/nhung-mon-an-tot-cho-tre-bi-benh-tay-chan-mieng-d134237.html