'Những người khổng lồ' Đức ngã đau vì Mỹ trừng phạt Nga

Volkswagen, Siemens, Daimler đang phải đối mặt với thách thức thực sự của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào nhôm của Nga có thể khiến nhiều ông lớn của Đức bị ảnh hưởng trầm trọng nếu không muốn khẳng định là đối mặt nguy cơ đóng cửa sản xuất.

RT ngày 18/4 dẫn lời nhóm WVMetalle của Đức cho biết, một nhóm vận động hành lang cho 655 công ty kim loại ở nước này cho biết, các chế tài đối với các nhà sản xuất nhôm hàng đầu của Nga có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô của châu Âu.

Volkswagen có thể gặp thách thức lớn vì trừng phạt của Mỹ vào nhôm của Nga.

Nhóm hoạt động này cho biết, một khi các trừng phạt được thực hiện, nhiều nhà máy ô tô ở Đức và châu Âu sẽ đóng cửa, và một số khác sẽ phải đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung.

Michael Widmer, Giám đốc nghiên cứu thị trường kim loại tại Bank of America Merrill Lynch ở London nói với Bloomberg rằng, lệnh trừng phạt đã cắt đứt các nhà sản xuất Mỹ và châu Âu khỏi những nhà cung cấp truyền thống.

Nhiều nhà máy sản xuất châu Âu lầy nguồn cung nhôm từ Công ty Rusal của Nga do tỷ phú Oleg Deripaska sở hữu.

Rusal và 7 công ty liên quan đến Deripaska là những mục tiêu nổi bật nhất được Mỹ đưa vào danh sách đen trừng phạt nhằm đáp lại các "ảnh hưởng tiêu cực của Nga trên toàn cầu".

Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Mỹ cho biết Tỷ phú Oleg Deripaska lọt vào danh sách trừng phạt với các lý do cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ, hối lộ các quan chức chính phủ và có liên kết tới nhóm tội phạm có tổ chức.

Tỷ phú Oleg Deripaska

Deripaska đã gọi các biện pháp trừng phạt không có căn cứ và từ chối chịu trách nhiệm với bất cứ cáo buộc với bất cứ hành động sai trái nào.

Việc trừng phạt Deripaska đã khiến đế chế kinh doanh của vị tỷ phú này không thể kiếm tiền bằng đồng USD Mỹ - thứ tiền tệ quốc tế trong thị trường hàng hóa toàn cầu.

Rusal là một trong những quốc gia chủ chốt trong sản xuất nhôm và việc trừng phạt Công ty này khiến đây là một phần trung tâm của quá trình sản xuất nhôm toàn cầu.

Việc chịu ảnh hưởng đến trừng phạt công ty Rusal của Tỷ phú Oleg Deripaska ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nhà sản xuất Đức như Siemens, Daimler và Volkswagen.
Thay vào đó, các tập đoàn thương mại lớn trong ngành nhôm như Goldman Sachs Group, JPMorgan Chase & Co., Glencore Plc, Trafigura Group, Castleton Commodities International LLC và Engelhart Commodities Trading Partners lại có được lợi thế cạnh tranh với hàng nhôm tới từ Nga.

Tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung hồi tháng 3 dẫn kết quả cuộc khảo sát gần đây của Ủy ban Đức về Quan hệ kinh tế Đông Âu với hơn 110 công ty cho thấy, 57% doanh nghiệp ủng hộ việc từng bước áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow, trong khi 37% ủng hộ việc nhanh chóng gỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt kinh tế vô điều kiện. 5% còn lại ủng hộ việc duy trì trừng phạt kinh tế Nga.

Theo người đại diện Đảng CDU ở bang Thuringia - miền Trung nước Đức, ông Mike Moring cho biết, các công ty ở bang này đang tiến hành kinh doanh với Nga đã mất tới 30% doanh thu vì các lệnh trừng phạt Nga. Quan điểm của họ là các lệnh trừng phạt "không thể chấp nhận được".

Chính trị gia Đức không ngồi yên

Sự ảnh hưởng nghiêm trọng này không chỉ khiến giới thương gia lo ngại. Giới chức Đức có thể xem xét các kiến nghị từ doanh nghiệp để phản ứng thực chất nhất.

Những nhà sản xuất Đức đã lập tức tìm cách tác động lên những chính trị gia ở Berlin, đề nghị phản ứng với lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga cũng như tìm cách để gỡ bỏ trừng phạt Nga trước đây. Chấp nhận trừng phạt Nga, Đức đã phải từ bỏ một thị trường nguyên liệu thô cực lớn.

Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Washington sắp tới có dự định sẽ đạt được các điều kiện đặc biệt cho giới kinh doanh nước này khi đang chịu sức ép của các lệnh trừng phạt Nga, theo Wall Street Journal.

Ông Trump muốn trừng phạt Nga, doanh nghiệp Đức "nóng máy".

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ nêu ra vấn đề này tại một cuộc họp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 4.

Tại Hội nghị An ninh Munich diễn ra tại Đức tuần trước hồi đầu tháng 4, Bộ trưởng Ngoại giao Sigmar Gabriel cho biết ông ủng hộ nới lỏng một số lệnh trừng phạt chống Nga bởi việc đòi hỏi thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk về cuộc khủng hoảng ở Ukraine trong khi vẫn áp đặt trừng phạt Nga là "không thực tế".

Cú đánh trừng phạt kinh tế Mỹ nhằm vào Nga dường như đã hiện thực hóa cho các tuyên bố trước đó của Tổng thống Donald Trump trong cuộc chiến thương mại trước đó với châu Âu.

Ông Trump trước đó đã đề cập tới khả năng Washington sẽ khiến các nhà sản xuất châu Âu phải chịu thuế nặng khi vào Mỹ bởi dù ô tô từ EU được xuất sang Mỹ với nhiều ưu đãi nhưng hàng hóa của Mỹ sang khu vực này vẫn phải chịu thuế.

"Nếu EU muốn tăng thêm thuế nhập khẩu đã hết sức cao của họ và các rào cản đối với các công ty Mỹ làm ăn ở đó, thì chúng ta sẽ chỉ cần áp thuế lên xe hơi của họ đang ồ ạt đổ vào thị trường Mỹ" - ông Trump tweet trên trang Twitter cá nhân hồi tháng 3 giữa lúc Mỹ- Châu Âu khẩu chiến thương mại bằng tăng thuế thép nhôm.

Dẫu không thực hiện việc này, tuyên bố của ông Trump cũng như các trừng phạt công ty Nga có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Âu như vậy, động thái của Mỹ đã khiến việc tác động đến kinh doanh ở châu Âu bị ảnh hưởng gián tiếp.

Đông Phong

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nhung-nguoi-khong-lo-duc-nga-dau-vi-my-trung-phat-nga-3356778/