Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị vỡ ối sớm

Vỡ ối là hiện tượng ối vỡ trước khi tử cung bắt đầu co thắt. Và điều này khiến mẹ bầu phải đối diện với nhiều nguy cơ cũng như biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ.

Thai nhi và nước ối được bao bọc trong một màng ối và chỉ vỡ kho mẹ bầu đến lúc chuyển dạ, khi thai nhi từ 37 tuần trở đi. Tình trạng vỡ ối sớm xảy ra khiến nước ối rò rỉ ra khỏi tử cung sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Điều này có thể khởi phát dấu hiệu huyển dạ sớm và làm mẹ sinh non. Vì vậy, bà bầu cần hiểu rõ bệnh lý cũng như nguyên nhân và mối nguy hiểm để có kế hoạch dự phòng trước, tránh không để xảy ra điều đáng tiếc.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị vỡ ối sớmNguyên nhân từ thai phụ

Thông thường, với tuổi thai nhỏ, vỡ ối sớm có thể do viêm màng ối là do nhiễm trùng ở âm hộ, âm đạo, hở eo tử cung, khoang chậu hẹp, dị hình hoặc ngôi thai không thuận. Theo đó, bọc nước ối do bị chịu sức ép nên dễ dẫn đến tình trạng màng thai bị rách sớm.

Vỡ ối sớm có thể khiến thai nhi tử vong. (Ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân từ thai nhi

Nước ối quá nhiều, đa thai khiến cho sức ép trong khoang tử cung tăng lên, đè lên cổ tử cung khiến cho màng thai bị rách sớm.

Một số nguyên nhân khác

Bà bầu bị vỡ ối sớm có thể do bị thương bên ngoài phần bụng hoặc các vết thương do sinh hoạt vợ chồng gây ra, vận động mạnh,... Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm như: thai phụ lớn tuổi mang thai lần đầu hoặc mẹ bầu bị thiếu hụt vitamin C.

Bên cạnh đó, các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, herpers sinh dục, bệnh lậu,… hay các bệnh nhiễm trùng ở khu vực âm đạo khác như viêm cổ tử cung, nhiễm trùng do nấm, trichomona… cũng có thể là thủ phạm xác thực khiến cho bà bầu rơi vào tình trạng bị vỡ ối sớm trước khi sinh.

Đồng thời, do trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu có sử dụng các chất kích thích như thuốc lá sẽ có nguy cơ tăng khả năng vỡ ối cao gấp hai lần so với bà bầu không dùng chất kích thích tương tự. Đặc biệt, có nhiều trường hợp không thể xác định chắc chắn được nguyên nhân vỡ ối sớm.

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, những mẹ bị vỡ ối sớm thường sinh trong vòng 7 ngày sau khi phát hiện tình trạng này. (Ảnh minh họa: Internet)

Làm gì khi bị vỡ ối sớm

Theo dõi tim thai và chuyển động của thai nhi sau mỗi 24 giờ cho đến khi xuất hiện hiện tượng chuyển dạ hoặc được kích thích sinh sớm.

Kiểm tra thân nhiệt cứ 4 tiếng 1 lần để xem thai phụ có bị sốt không.

Chú ý để sự thay đổi màu sắc và mùi của nước ối để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Kiểm tra xem thai nhi có chuyển động như bình thường không.

Cách phòng tránh vỡ ối sớm

Thường xuyên thăm khám tình trạng sức khỏe, khả năng mắc các bệnh tình dục, viêm nhiễm phụ khoa để có chế độ điều trị hợp lí và dứt điểm.

Suốt thai kỳ nên chú ý đến các vấn đề giữ gìn đời sống gia đình sạch sẽ, không quan hệ bừa bãi để tránh lây nhiễm cho người mẹ ở thời điểm này, hạn chế tối đa các tác nhân có thể xảy ra.

Cẩn thận trong quá trình di chuyển, đi lại, vận động và có chế độ ăn uống hợp lí.

Nam Phong (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/nhung-nguyen-nhan-khien-me-bau-bi-vo-oi-som-c20a293743.html