Những nhà thiết kế tài năng nhưng vẫn 'thất nghiệp'

Rời bỏ vị trí Giám đốc sáng tạo, nhiều nhà thiết kế tài năng trên thế giới như Phoebe Philo, Alber Elbaz, Peter Copping... vẫn chưa có ý định hợp tác cùng bất kỳ thương hiệu nào.

Phoebe Philo là một trong những nhà thiết kế (NTK) tài năng của ngành thời trang thế giới. Cô khiến nhiều người tiếc nuối vì sự chia tay với Céline sau 10 năm làm việc. Phoebe sinh năm 1973 tại Paris, lớn lên ở London. Niềm đam mê thời trang của cô bắt nguồn từ việc tự may quần áo vào năm 14 tuổi. Năm 1997, Phoebe Philo đầu quân cho Chlóe dưới danh nghĩa trợ lý thời trang của Stella McCartney. Năm 2001, NTK đồng ý trở thành Giám đốc sáng tạo của thương hiệu. Tháng 12/2010, cô nhận giải thưởng NTK của năm và được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng quốc tế tại lễ trao giải thời trang CFDA. Cuối năm 2013, Philo đã được trao danh hiệu OBE trong danh sách giải thưởng danh dự của Nữ hoàng Anh.

Phoebe Philo là một trong những nhà thiết kế (NTK) tài năng của ngành thời trang thế giới. Cô khiến nhiều người tiếc nuối vì sự chia tay với Céline sau 10 năm làm việc. Phoebe sinh năm 1973 tại Paris, lớn lên ở London. Niềm đam mê thời trang của cô bắt nguồn từ việc tự may quần áo vào năm 14 tuổi. Năm 1997, Phoebe Philo đầu quân cho Chlóe dưới danh nghĩa trợ lý thời trang của Stella McCartney. Năm 2001, NTK đồng ý trở thành Giám đốc sáng tạo của thương hiệu. Tháng 12/2010, cô nhận giải thưởng NTK của năm và được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng quốc tế tại lễ trao giải thời trang CFDA. Cuối năm 2013, Philo đã được trao danh hiệu OBE trong danh sách giải thưởng danh dự của Nữ hoàng Anh.

Sau 10 năm cống hiến, Phoebe Philo rời khỏi nhà mốt Chlóe. Đến năm 2008, Chủ tịch Bernard Arnault của Tập đoàn LVMH, mời cô trở lại làm Giám đốc sáng tạo cho Céline. Tại nhà mốt Pháp, NTK cho ra đời nhiều mẫu túi It bag gây sốt trên thế giới. Tuy nhiên, sự ra đi của Phoebe theo chu kỳ 10 năm cũng khiến nhiều người tiếc nuối vì những cống hiến mang đến cho ngành thời trang. Hiện tại, NTK vẫn đang nghỉ dưỡng và dành thời gian chăm sóc gia đình. Cô luôn cho rằng bản thân phải là một người phụ nữ trước khi hoàn thành vai trò nhà thiết kế.

Nhà thiết kế người Maroc, Alber Elbaz gia nhập ngành thời trang cao cấp từ năm 2001. Ông trở thành nhà điều hành của Lanvin trong suốt 14 năm, đưa hãng trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, thông tin nhà thiết kế đột ngột chia tay Lanvin được thông báo chính thức vào tháng 10/2015 khiến giới mộ điệu bất ngờ. Nguồn tin cho biết những bất đồng giữa ông với cổ đông, đặc biệt là Shaw-Lan Wang đã xảy ra nhiều tháng trước trong việc đưa ra định hướng và chiến lược phát triển sản phẩm, kinh doanh của hãng.

Sự chia tay của Alber Elbaz với Lanvin là tiếc nuối lớn của người hâm mộ vì tài năng và những cống hiến cho ngành thời trang trên thế giới. Hiện tai, ông vẫn chưa có ý định trở thành Giám đốc sáng tạo của nhà mốt nào và dành thời gian rảnh rỗi để giảng dạy tại các trường thời trang.

Những cuộc chia tay trong ngành công nghiệp thời trang vẫn không ngừng tiếp diễn trong nhiều năm trở lại đây. Ngày 20/7, những người yêu thích Oscar de la Renta đón nhận một thông tin bất ngờ, khi Giám đốc sáng tạo Peter Copping nói lời từ biệt. "Sau gần hai năm, tôi phải quay trở lại Châu Âu vì lý do cá nhân. Tôi yêu quý khoảng thời gian sống tại New York và hy vọng sẽ trở lại trong tương lai" - NTK chia sẻ về lý do rời vị trí Giám đốc sáng tạo của hãng.

Peter Copping từng được lựa chọn với hy vọng tiếp nối di sản thời trang cho Oscar de la Renta vào tháng 10/2014. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau đó, ông quyết định ra đi để lại trong lòng người hâm mộ nhiều câu hỏi. Hiện tại, ông dành thời gian để nghĩ dưỡng và chưa nhận lời hợp tác cùng các nhà mốt tại châu Âu. Có thể nói, Copping đang thất nghiệp tạm thời, dù tư duy thẩm mỹ của ông được giới chuyên môn đánh giá cao.

Sinh năm 1965, Stefano Pilati theo đuổi sự nghiệp thời trang từ năm 17 tuổi, khi tự nguyện làm người chạy việc trong các tuần lễ thời trang, sau đó xin vào nhà may danh tiếng Nina Cerruti học tập. Ông đặt chân vào nhà mốt Yves Saint Laurent (YSL) vào năm 2000, dưới sự chỉ đạo của Tom Ford, ngay sau khi thương hiệu thuộc về tập đoàn PPR.

Stefano Pilati không phải là nhà thiết kế đầu tiên tiếp nối Yves Saint Laurent, khi người sáng lập giã từ sự nghiệp. Nhưng anh là người ngồi lâu nhất tại cương vị Giám đốc sáng tạo và vực dậy tên tuổi nhà mốt Pháp sau khoảng thời gian tụt dốc doanh số hơn 10 năm. Vào tuần lễ Thu - Đông 2012, ông tuyên bố rời YSL. Sứ mệnh 12 năm hoàn tất, buổi giã từ trở thành màn trình diễn tuyệt đẹp đậm tinh thần của nhà mốt Pháp. Sau đó, ông đảm nhận vị trí Giám đốc sáng tạo của Ermenegildo Zegna. Hiện tại, Pilati không cộng tác với bất cứ thương hiệu nào và tập trung vào hướng đi mới trong tương lai.

Alessandra Facchinetti là nhà thiết kế chính cho hãng thời trang Gucci, đảm nhận mảng quần áo nữ. Sau 4 năm, cô trở thành Giám đốc sáng tạo thay thế cho Tom Ford. Gặp nhiều trục trặc trong quá trình làm việc, tháng 10/2007 Facchinetti chính thức trở thành người kế vị cho Valentino Garavani.

Vào năm 2013, Facchinetti tiếp tục chuyển đổi và trở thành Giám đốc sáng tạo của Tod's. Với đôi mắt tinh tường và kinh nghiệm dày dặn, cô càng ngày càng thành công và được giới chuyên môn đánh giá cao. Tuy nhiên, Alessandra Facchinetti chính thức giã từ thương hiệu, dành thời trang nghỉ dưỡng và tập trung chăm sóc cho bản thân.

Thiên Minh
Ảnh: Pinterest

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nhung-nha-thiet-ke-tai-nang-nhung-van-that-nghiep-post921366.html