Những sai lầm hằng ngày làm hại hệ tiêu hóa

Quá trình trao đổi chất trong cơ thể của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm lối sống hằng ngày.

Mất ngủ: Thiếu ngủ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới quá trình trao đổi chất của cơ thể, vì nó có thể làm giảm khả năng kiểm soát sự thèm ăn, khiến cơ thể đốt cháy ít calo hơn và tăng nồng độ cortisol.

Không uống nước vào buổi sáng: Quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại trong lúc chúng ta ngủ. Để chức năng này hoạt động bình thường trở lại, bạn nên uống nước sau khi thức giấc vào buổi sáng.

Bực tức vào buổi sáng: Căng thẳng và bực tức vào buổi sáng làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của cơ thể và khiến bạn thèm đồ ăn nhiều calo.

Tiêu thụ quá nhiều caffeine: Caffeine có thể giúp tăng cường khả năng trao đổi chất vào buổi sáng, nhưng nếu bạn uống quá nhiều cà phê trong cả ngày, nó sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn. Điều này dẫn tới bạn ăn nhiều hơn vào bữa cuối ngày, khiến cơ thể tích nhiều mỡ.

Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tại nơi làm việc hay ở nhà bạn quá cao, cơ thể không đốt cháy nhiều calo. Hãy giảm nhiệt độ xuống và dành thời gian cho hoạt động ngoài trời để tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể.

Không ăn trái cây: Độc tố trong cơ thể khiến quá trình trao đổi chất trở nên chậm chạp. Chất pectin trong các loại trái cây có thể giúp cơ thể giải độc và chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Các loại trái cây nên ăn là táo, cam và đào.

Ăn quá ít: Nếu bạn không bổ sung đủ năng lượng cơ thể trong thời gian dài, nó sẽ rơi vào trạng thái thiếu ăn và khiến quá trình trao đổi chất chậm lại.

Sử dụng nước chứa flo và clo: Cả hai loại hóa chất này ảnh hưởng tới tuyến giáp, làm chậm quá trình trao đổi chất. Bạn nên uống nước lọc nếu có thể.

Protein: Chất này giúp cơ thể no lâu, kích thích đốt cháy calo sau khi ăn và giúp cơ săn chắc.

Thực phẩm nhiều đường: Đường có tác dụng bổ sung lương glucose cho cơ thể và là chất dễ hấp thu. Nhưng việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, khiến cơ thể của chúng ta luôn cảm thấy đói.

Thuốc trừ sâu: Hóa chất trong thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể và gây ra các vấn đề ở tuyến giáp. Hãy lựa chọn rau và trái cây hữu cơ nếu có thể.

Độc tố: Độc tố trong cơ thể khiến quá trình trao đổi chất chậm hơn, nên bạn hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa hóa chất hay đường tinh luyện.

Ngồi quá lâu: Phần lớn mọi người dành thời gian trong ngày ở tư thế nằm hoặc ngồi. Điều này làm giảm hiệu quả của quá trình trao đổi chất. Nếu làm việc trong văn phòng, bạn nên thỉnh thoảng đứng dậy và đi lại.

Thuốc: Nhiều người sử dụng thuốc chữa bệnh đái tháo đường hay huyết áp cao. Chúng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể thay thế việc sử dụng thuốc bằng tập thể dục hay chế độ ăn kiêng hay không?

Vitamin D: Hãy bước ra ngoài trời và tắm nắng để cơ thể có thể hấp thụ vitamin D. Đây là chất giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh.

Carb (Carbohydrate) tinh luyện: Sử dụng nhiều chất carb tinh luyện có trong bánh mì trắng có thể khiến cơ thể thiếu chất ding dưỡng và dẫn tới các bệnh về trao đổi chất như tim mạch và đái tháo đường.

Lợi khuẩn: Những vi khuẩn tốt cho đường ruột có nhiều trong sữa chua, giúp tăng cường hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất.

Chất cồn: Việc sử dụng nhiều đồ uống có cồn là giảm khả năng đốt cháy mỡ vì cơ thể bạn sử dụng năng lượng từ cồn.

Làm việc đêm: Làm việc qua đêm và ngủ vào ban ngày khiến cơ thể đốt cháy ít calo hơn. Điều này cũng làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể và quá trình trao đổi chất.

Ăn uống thiếu khoa học: Hãy chia lượng calo tiêu thụ trong các bữa ăn. Các nhà khoa học tin rằng việc ăn uống khoa học giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn.

Huy Phong (Theo Stars Insider)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/video-anh/nhung-sai-lam-hang-ngay-lam-hai-he-tieu-hoa-961884.html