Những sai lầm khi đeo tai nghe có thể gây ra bệnh

Ngày này, trong điều kiện các thiết bị di động đang trở thành 'vật bất ly thân' của nhiều người thì chiếc tai nghe chính là đồ vật giúp người dùng có được những trải nghiệm thoải mái mà không ảnh hưởng đến người xung quanh cũng như đảm bảo được sự riêng tư. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo an toàn cho đôi tai của mình, bạn nên 'bỏ túi' những bí quyết dưới đây.

Rất nhiều người có thói quen nghe nhạc trước khi ngủ, âm thanh nhẹ nhàng dễ ru giấc nồng

Tuy nhiên, thói quen này khiến não vẫn phải làm việc thêm một thời gian mà không được nghỉ ngơi

Đặc biệt, nếu nhạc vẫn được phát với âm lượng cao suốt cả đêm sẽ khiến cơ quan thính giác của bạn chịu tổn thương lớn

Ngoài ra, nếu duy trì thói quen xấu này trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây nên chứng hay quên

Đeo tai nghe khi đang lái xe: Nhiều người lại nghe nhạc khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Hành động này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn trở thành một mối nguy đối với những người xung quanh

Cụ thể, đeo tai nghe khi đang di chuyển trên đường bạn sẽ bị mất tập trung, vì mải mê nghe điện thoại mà thiếu quan sát, chuyển hướng sai, không dừng đèn đỏ… từ đó dễ gây ra các vụ tai nạn

Do vậy, bạn nên lưu ý khi đi xe trên đường thì cần tập trung vào việc lái xe, không nên cắm tai nghe để tránh bị phân tâm trí óc- điều mà luật pháp cũng cấm.

Đeo tai nghe liên tục trong nhiều giờ: Nhiều người thường đeo tai nghe liên tục trong nhiều giờ, dù ở bất cứ đâu hay đang làm việc gì. Thói quen này sẽ để lại hậu quả nặng nề cho màng nhĩ

Các bác sĩ cho biết, ốc tai là bộ phận thu nhận các kích thích sóng âm, có nhiều tế bào thính giác chịu trách nhiệm nghe các tần số khác nhau

Nếu phải nhận các loại âm thanh, tiếng ồn quá mạnh trong một thời gian dài sẽ gây ra trạng thái kích thích liên tục, làm mệt thính giác

Khi bạn đeo tai nghe trong một khoảng thời gian dài sẽ có biểu hiện ù tai, nghe mà không hiểu, khả năng cảm nhận tiếng nói kém đi, mặc dù trên thính lực đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều

Hành động này còn có thể khiến bạn bị chấn thương âm thanh cấp tính với những biểu hiện như ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân…

Theo các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khuyến cáo, thì cường độ âm thanh để nghe không nên vượt quá 80dB

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý sau 15 phút đeo tai nghe, bạn nên bỏ ra để tai được nghỉ ngơi một chút

Bạn cũng không nên đeo tai nghe quá 2 giờ/ngày và không nên đeo khi đi ngủ để đảm bảo cho não được nghỉ ngơi

Dùng chung tai nghe với người khác: Vì tiện lợi nên nhiều người thường có thói quen dùng chung tai nghe với những người bên cạnh. Tuy nhiên, hành động này có thể vô tình khiến bạn "rước" thêm vi khuẩn gây bệnh vào đôi tai của mình

Bởi, theo khảo sát, tai nghe là một trong những đồ vật không được vệ sinh thường xuyên, đặc biệt với loại có gắn bông mút

Điều này đã tạo điều kiện để tai nghe là nơi lưu trú của vi khuẩn, vi nấm phát triển. Khi tai nghe được cọ xát với ống tai sẽ gây ra các căn bệnh như: viêm ống tai ngoài, chàm ống tai, nhiễm nấm

Bên cạnh đó, khi dùng tai nghe với người khác có kích thước tai nghe không phù hợp cũng có thể gây ra đau nhức tai, đau đầu...

Do đó, chúng ta nên chú ý không chia sẻ những đồ dùng cá nhân của mình cho người khác để tránh nguy cơ lây bệnh

Ngoài ra, bạn hãy vệ sinh chiếc tai nghe của mình định kỳ khoảng 1 tuần/lần

Sông Hương (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-nhung-sai-lam-khi-deo-tai-nghe-co-the-gay-ra-benh/853360.antd