Những sai lầm tai hại khi ngủ trưa gây ảnh hưởng sức khỏe

Ngủ trưa là một thói quen lành mạnh, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, lấy lại năng lượng làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa không hợp lý, khoa học, giấc ngủ vào buổi trưa có thể phản tác dụng, khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, uể oải. Do đó, bạn cần tránh một số thói quen khi ngủ trưa như: Ngủ trưa quá nhiều, ngủ ngay sau khi ăn, ngủ sai tư thế... để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân.

 Nếu có sự kiểm soát chặt chẽ về thời gian, một giấc ngủ trưa sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích sức khỏe. Một giấc ngủ ngắn sẽ làm giảm đáng kể mức độ căng thẳng, lo lắng và những cảm xúc tiêu cực tồn tại trong mỗi người

Nếu có sự kiểm soát chặt chẽ về thời gian, một giấc ngủ trưa sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích sức khỏe. Một giấc ngủ ngắn sẽ làm giảm đáng kể mức độ căng thẳng, lo lắng và những cảm xúc tiêu cực tồn tại trong mỗi người

Điều này được lý giải là do, khi ngủ, hormone serotonin được sản sinh ra làm dịu thần kinh và mang lại cho bạn sự thoải mái về tinh thần

Bên cạnh đó, ngủ trưa còn là phương pháp tự nhiên giúp bảo vệ và phòng ngừa chứng khô mắt

Ngủ thiếp đi có thể làm cho các cơ bắp mắt được thả lỏng và nghỉ ngơi hoàn toàn, từ đó có thể ngăn ngừa mất thị lực một cách hiệu quả. Khi đó, tuyến lệ cũng bắt đầu tiết nước mắt, giúp giữ ẩm cho đôi mắt của bạn

Không chỉ giúp bảo vệ mắt và giảm căng thẳng, một giấc ngủ trưa khoa học sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ

Trong khi ngủ, thông tin từ trí nhớ ngắn hạn được chuyển sang trí nhớ dài hạn, giúp bạn ghi nhớ, xử lý và sắp xếp lại thông tin trong não bộ một cách có hiệu quả hơn

Hiệu quả công việc tăng cao nếu bạn sắp xếp cho mình một giấc ngủ trưa khoa học, hợp lý

Bên cạnh việc giảm căng thẳng, giấc ngủ trưa còn giúp cân bằng năng lượng, từ đó đầu óc bạn có thể tập trung tốt hơn, nâng cao hiệu suất công việc

Ngủ trưa còn là một trong những biện pháp tự nhiên giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch bằng cách giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể

Ngủ trưa là một thói quen tốt, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu duy trì một số thói quen ngủ trưa sau sẽ khiến phản tác dụng, thậm chí gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ, sức khỏe của bạn

Theo trang Sleep Foundation, việc ngủ quá lâu vào buổi trưa sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau nhức nửa đầu...

Nguyên nhân là do, khi bạn ngủ trưa nhiều (khoảng 80-100 phút), cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông chuyển sang trạng thái ngủ sâu. Khi đó, hệ thần kinh trung ương sẽ bị ức chế sâu khiến lượng máu lưu thông lên não bị giảm, quá trình trao đổi chất bị chậm lại, dẫn tới tình trạng mệt mỏi, đau nhức, kèm theo chóng mặt... sau khi tỉnh giấc

Theo Medical News Today, thời gian ngủ trưa lý tưởng là khoảng 20-30 phút. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể thay đổi đối với từng cá nhân. Bạn có thể thử nghiệm các giấc ngủ trưa trong khoảng từ 10-45 phút để tìm ra thời lượng ngủ trưa lý tưởng cho mình

Đối với thanh thiếu niên, một giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 30-60 phút sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Nhiều người thường ngủ trưa ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu cần loại bỏ

Việc ngủ ngay sau khi vừa ăn no sẽ khiến dạ dày giảm năng suất, không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn từ bữa trưa, từ đó dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và cơ thể mệt mỏi sau khi thức dậy. Để đảm bảo sức khỏe, sau khi ăn, chúng ta nên ngồi nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi bắt đầu vào giấc ngủ trưa

Do thiếu không gian, nhiều người thường ngủ trưa với các kiểu tư thế khác nhau như ngồi ngủ gật, ngủ trên hai chiếc ghế chập lại hay ngủ gục trên mặt bàn...

Theo các chuyên gia, cách nằm vặn vẹo, không thoải mái sẽ dẫn đến căng cơ, gây đau mỏi cổ, vai, thậm chí tê bì các cơ do bị chèn ép, máu lưu thông không tốt. Nếu diễn ra thường xuyên, những tư thế ngủ này có thể gây ra các bệnh mãn tính về xương, khớp

Đặc biệt, tư thế nằm ngủ gục trên mặt bàn sẽ gây đè nén lồng ngực, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn, là nguyên nhân chính gây đau đầu sau khi thức dậy. Bên cạnh đó, việc ngủ gục đầu vào cánh tay sẽ gây áp lực lên mắt, lâu ngày ảnh hưởng xấu tới thị lực của con người

Vì vậy, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ trưa cũng như sức khỏe của bạn, bạn có thể mua giường, ghế xếp hay các tấm nệm có thể xếp gọn sau khi ngủ, không chiếm nhiều diện tích trong căn phòng hay nơi làm việc của bạn

Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi tỉnh dậy nếu ngủ trong môi trường ồn ào, có quá nhiều tiếng động

Khi ngủ trưa, bạn hãy cố gắng tìm một nơi yên tĩnh, thoáng mát để bắt đầu giấc ngủ. Tắt đèn hay dùng miếng che mắt để giấc ngủ đến nhanh hơn

Do công việc bận rộn, nhiều người thường ngủ trưa và thức dậy quá muộn, trái ngược với đồng hồ sinh học của cơ thể

Việc ngủ trưa quá muộn có thể sẽ khiến cơ thể bị mất ngủ vào buổi tối, gây ảnh hưởng tới tinh thần, từ đó hiệu quả làm việc, học tập bị giảm sút

Để đạt hiệu quả cao trong công việc, sau khi tỉnh giấc, thay vì ngay lập tức ngồi vào bàn làm việc, bạn nên hoạt động nhẹ nhàng từ 5-10 phút và uống một cốc nước cho tỉnh táo

Ngồi vào bàn làm việc ngay sau khi thức dậy sẽ khiến cơ thể thiếu tỉnh táo, mệt mỏi, tăng thêm căng thẳng, áp lực, dẫn tới hiệu quả công việc không như ý muốn

Kiều Phương (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-nhung-sai-lam-tai-hai-khi-ngu-trua-gay-anh-huong-suc-khoe/852259.antd