Những tai nạn bất thình lình ở xiếc người

Do dây bị tuột nên nghệ sĩ này bị rơi xuống đất khiến anh bị chấn thương phần cổ, phải nằm bất động 1 tháng liền. Nhưng anh không dám cho gia đình biết, bởi sợ gia đình bắt bỏ nghề khi thấy nghề quá nguy hiểm.

Gần đây nhất, trong liên đoàn xiếc Việt Nam có trường hợp mộtnghệ sĩ trẻ tập tiết mục đu dây cao. Do dây bị tuột nên nghệ sĩ này bị rơi xuốngđất khiến anh bị chấn thương phần cổ, phải nằm bất động 1 tháng liền. Nhưng anhkhông dám cho gia đình biết, bởi sợ gia đình bắt bỏ nghề khi thấy nghề quá nguyhiểm.

Diễn viên xiếc và chuyện bị thú tát, ngựa đá

Nghề nào cũng có những rủi ro, tai nạn. Nhưng nghề xiếc là một trong những nghề được xếp vào nhóm nguy hiểm nhất bởi tỷ lệ tai nạn xảy ra rất cao, kể cả ở xiếc người hay xiếc thú.

Voi xiếc bị 'chọc' trước khi quật chết người

Thấy nhiều bạn ném cỏ, ngọn mía, thậm chí cả bánh mì cho voi ăn ngon lành, Thảo Oanh cũng lấy một nắm cỏ giơ ra, bất ngờ bị con voi dùng vòi cuốn chặt cả cánh tay quay mạnh, hất tung lên, sau đó dùng chân dẫm lên người...

Nằm bất động cũng không dám cho gia đình biết

NSƯT Tạ DuyÁnh cho biết, trong xiếc người, có những tiết mục đu bay, nhào lộn trên cao,diễn viên có khi bị rơi xuống lưới rồi bật ra ngoài, ngã gãy cổ, thậm chí gãy cả2 chân.

Với nhữngngười biểu diễn tiết mục đế kiếm thì kiếm có thể rơi ra và cắm thẳng vào mắt,vào mặt.

Tiết mục “Côhàng giải khát” của NSND Tâm Chính nổi tiếng bởi sự nguy hiểm của nó. Nghệ sĩbiểu diễn tiết mục này phải đứng lên 6 tầng cốc thủy tinh. Cả đống cốc thủy tinhđó bị vỡ và cơ thể nghệ sĩ bị… rách toàn thân!

Cũng như xiếc thú, xiếc người cũng tiềm ẩn các nguy cơ không an toàn rất cao. Nhiều người đã gặp tai nạn khi tập tiết mục "Dây căng cao" này, bởi cây sào có thể rơi ra, bật lên mặt, hoặc bị ngã khi mất thăng bằng, vv... (Ảnh: N.A)

Lĩnh vựcchuyên môn của anh Cao Xuân Hiền, diễn viên Liên đoàn xiếc Việt Nam, là xiếcngười. Tuy không gặp các tai nạn kiểu như anh Hoàn hay các diễn viên xiếc thúkhác nhưng anh Hiền cũng gặp không ít những tình huống nguy hiểm, trong đó cónhiều lần anh đã bị thương.

Một trongnhững tiết mục gây tai nạn cho anh là tiết mục đi xe đạp 1 bánh trên dây. Đểthực hiện hoàn chỉnh tiết mục này, anh Hiền còn phải đội thêm 1 người trên đâùvà 2 tay cầm một cây sào dài để giữ thăng bằng.

Trong quátrình đi, cây sào bị rơi ra, đập xuống dây rồi bất ngờ bật mạnh lên đập thẳngvào mặt khiến anh bị dập, sưng, đau toàn bộ mũi, miệng.

Anh Hiền đãmất 6 năm để hoàn thành tiết mục này và đến nay anh đang bắt đầu “truyền nghề”cho lứa nghệ sĩ trẻ hơn.

Tuy vậy, anhkhông dám dùng đến từ “làm chủ tiết mục” bởi theo anh, không ai có thể nói trướcđược điều gì – nhất là trong xiếc.

Thành côngcủa một người còn phụ thuộc vào sự ăn ý và trình độ của bạn diễn. Bởi thế, dù đãcó thể gọi là “thầy” nhưng anh Hiền không chủ quan.

Chưa hết,trong lần biểu diễn tại Đài Loan, để cứu một đứa trẻ, anh Hiền đã phải nhảy rakhỏi dây ở độ cao 4,5m và rơi tự do. Anh đã bất tỉnh một lúc lâu mới tỉnh dậy vàkết quả kiểm tra cho thấy anh bị sái vai.

Gần đây nhất,trong liên đoàn xiếc Việt Nam có trường hợp một nghệ sĩ trẻ tập tiết mục đu dâycao. Do dây bị tuột nên nghệ sĩ này bị rơi xuống đất khiến anh bị chấn thươngphần cổ, phải nằm bất động 1 tháng liền. Nhưng anh không dám cho gia đình biết,bởi sợ gia đình bắt bỏ nghề khi thấy nghề quá nguy hiểm.

Tuổi nghềngắn, đào thải lớn

Theo NSƯT TạDuy Ánh, tuổi nghề của một nghệ sĩ xiếc thường không kéo dài (vì sức lực, độ dẻodai không trường tồn mãi mãi).

Với nghệ sĩnhào lộn, thời kỳ sung mãn nhất cũng chỉ kéo dài được 2-3 năm rồi sau đó là…tuột dốc. Tuy nhiên, có một số dạng tiết mục (như hề, huấn luyện viên gấu, chó,vv…) thì tuổi nghề thường sẽ dài hơn.

Vì thế, tuytrong ngành xiếc không có sự cạnh tranh gay gắt nhưng quy luật đào thải là rấtlớn.

Nghiên cứu về“Phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho các nghệ sỹ hoạt động tronglĩnh vực xiếc, múa và điện ảnh” được công bố vào cuối năm 2009 của Hội An toànvệ sinh lao động Việt Nam cho thấy: ba lĩnh vực: xiếc, múa và điện ảnh là nhữnglĩnh vực nghệ thuật có nhiều nguy cơ bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp vào loại caonhất.

Tới nay, nhómnghiên cứu thống kê được tần suất tai nạn lao động trong một năm mà các nghệ sỹxiếc gặp phải đã lên tới gần 40%. So với mức độ tai nạn lao động trong ngànhcông nghiệp sản xuất thông thường là 2% thì con số trên lớn hơn gấp 20 lần.

Từ năm2005-2009, trung bình số tai nạn ngành xiếc là 305 vụ/năm. Các nhà khoa học vêàn toàn lao động cho rằng tần suất tai nạn 305 phần nghìn là quá cao. Xiếc đượcxếp vào loại lao động đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại.

Cẩm Quyên

(còn nữa)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/44408/nhung-tai-nan-bat-thinh-linh-o-xiec-nguoi.html