Những thành phố có thể biến mất vào năm 2030

Do sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển đang tăng nhanh, hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu. Vì lẽ đó, một số thành phố có thể biến mất vào năm 2030 theo như nghiên cứu của Climate Central, tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng có tên trong danh sách này.

Trong tương lai gần, Venice của Italia phải đối mặt với 2 mối đe dọa: mực nước biển dâng cao và thành phố bị chìm 2 mm mỗi năm.

Mặc dù Venice đã có hệ thống phòng chống lũ lụt nhưng việc duy trì sẽ trở nên khó khăn hơn khi khủng hoảng khí hậu trở nên tồi tệ hơn.

Quốc đảo Maldives đã nhận thức được mối đe dọa về mực nước biển dâng cao từ khá lâu. Họ thậm chí đã bắt đầu xây dựng một thành phố nổi để ứng phó

Nhưng cơ sở hạ tầng của Thủ đô Maldives và các hòn đảo xung quanh đang gặp rủi ro và có nguy cơ chìm trong năm 2030

Hà Lan còn có tên gọi khác là vùng nước thấp. Nổi bật, các thành phố Amsterdam, Rotterdam và The Hague nằm ở vị trí thấp và gần Biển Bắc.

Dù có khả năng phòng chống lũ lụt kiên cố, nhưng họ vẫn luôn phải gia cố hệ thống đập, rào chắn và cửa xả lũ trong những năm tới.

Thành phố New Orleans, Mỹ có đê và tường chống lũ để ứng phó với nước lũ từ Hồ Maurepas ở phía Bắc cùng Hồ Salvador và Hồ Little ở phía nam.

Nếu không có những hệ thống phòng thủ này, New Orleans sẽ bị đe dọa mực nước biển dâng cao đe dọa nghiêm trọng. Kể cả như vậy, trong cơn bão Katrina năm 2005, đã có hơn 50 đê và tường ngăn lũ bị vỡ, gây ra lũ lụt ở 80% diện tích thành phố

Cùng với đó, Savannah, bang Georgia của Mỹ nằm trên vành đai bão, nhưng ngay cả khi không có thời tiết khắc nghiệt, thành phố lịch sử này vẫn có thể chứng kiến vùng đất bị biển nuốt chửng.

Basra là thành phố cảng chính của Iraq, nằm trên sông Shatt al-Arab, một con sông khổng lồ đổ vào Vịnh Ba Tư.

Do có mạng lưới kênh rạch, suối và vùng đầm lầy lân cận, Basra và các khu vực xung quanh đặc biệt dễ bị tổn thương trước mực nước biển dâng.

Tại TP.HCM, Việt Nam, khu vực có nguy cơ cao nhất là các quận phía Đông, đặc biệt là khu căn hộ Thủ Thiêm và khu vực dọc theo đồng bằng sông Cửu Long.

Mặc dù trung tâm thành phố khó có thể chìm trong nước vào năm 2030 nhưng rất có thể thành phố sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và bão nhiệt đới hơn.

Khu vực xung quanh Kolkata, Ấn Độ đã phát triển mạnh trong nhiều thế kỷ nhờ đất đai canh tác màu mỡ. Nhưng đó là mối lo ngại khi thành phố mở rộng ra các khu vực xung quanh trong các đợt gió mùa

Nagoya cũng như một số thành phố ven biển khác của Nhật Bản dễ bị tổn thương trước mực nước biển dâng cao, đặc biệt là trong mùa bão vào tháng 5 và tháng 10.

Cảng công nghiệp Nagoya được đánh giá có nguy cơ cao nhất do nằm cạnh sông Nagara và Kiso, chịu tác động nghiêm trọng của lũ lụt

Không chỉ thành phố ven biển Port Said, phía đông bắc Ai Cập đang bị đe dọa bởi mực nước thủy triều dâng cao. Các khu vực rộng lớn ở phía Tây và phía Nam thành phố cũng có thể bị nhấn chìm.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, Thủ đô Bangkok của Thái Lan chỉ cách mực nước biển 1,5 mét và đang chìm nhanh hơn nhiều so với Venice. Ngoài ra, thành phố được xây dựng trên nền đất sét dày đặc, khiến nó càng dễ bị lũ lụt hơn.

Đến năm 2030, hầu hết các khu vực ven biển Tha Kham và Samut Prakan có thể chìm dưới nước. Điều tương tự cũng xảy ra với sân bay chính của nó, Suvarnabhumi International.

Mặc dù Đan Đông không phải là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc nhưng nó có hơn 2 triệu cư dân sinh sống

Nằm bên sông Áp Lục, thành phố này nhìn ra phía Triều Tiên và có khả năng sẽ bị nhấn chìm.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-thanh-pho-co-the-bien-mat-vao-nam-2030-post572486.antd