Những thứ nguy hiểm không nên mua cho trẻ

Nhiều mẹ không ngần ngại rút ví vì con. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc không mua cho trẻ những thứ dưới đây bởi nó tiềm ẩn mối nguy sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Phao bơi cổ. Nhiều người tin rằng trẻ học bơi sớm mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe lại không khuyến khích việc làm này. Họ cho rằng trẻ dưới 1 tuổi có “phản xạ bơi” như vươn vai, quẫy chân khi xuống nước nhưng lại không thể tự ngóc đầu lên để thở.

Phao bơi cổ. Nhiều người tin rằng trẻ học bơi sớm mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe lại không khuyến khích việc làm này. Họ cho rằng trẻ dưới 1 tuổi có “phản xạ bơi” như vươn vai, quẫy chân khi xuống nước nhưng lại không thể tự ngóc đầu lên để thở.

Không mua cho trẻ các loại phao bơi cổ bởi đây không phải thiết bị nổi chuyên nghiệp. Nó chỉ là dụng cụ hỗ trợ giúp trẻ nổi tạm thời trên mặt nước. Khi có sự thay đổi về dòng xoáy, trẻ khó lòng trở tay kịp dẫn tới đuối nước.

Hơn nữa, xương cổ trẻ chưa phát triển toàn diện. Dùng phao bơi quá chật sẽ gây chèn ép, khó thở. Ngược lại, phao quá lỏng không thể ôm chắc cổ, hỗ trợ bé tốt nhất.

Áo có dây buộc cổ. Không ít trẻ trẻ thiệt mạng vì bị sợi dây siết cổ khi ngủ, chơi cầu trượt hay bạn học giật mạnh... Chính thiết kế bện chặt, chắc chắn khiến sợi dây rút ở cổ áo vô tình trở thành kẻ “sát nhân” gây ngạt thở, tử vong.

Nôi. Nhiều phụ huynh mua nôi cho trẻ bởi nó có chức năng giữ ấm, tránh trẻ ngã mạnh khi lăn ra khỏi giường. Tuy nhiên, việc sử dụng nôi không được khuyến khích bởi nó khiến trẻ dễ bị mắc kẹt trong các khoảng trống giữa đáy và thành nôi. Ở lâu trong không gian hẹp cũng làm giảm lượng oxy.

Nhiệt độ trong nôi cao hơn bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Đặc biệt, trẻ tập đi với bản tính ham khám phá. Bé có thể sử dụng gối, chăn trong nôi để làm “thang” trèo ra bên ngoài, gây ngã mạnh.

Gối định hình đầu. Năm 2010, Cơ quan Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo nên cẩn trọng khi sử dụng các thiết bị cố định đầu cho trẻ sơ sinh. Tốt hơn, mẹ nên để con nằm trên giường trống để giảm nguy cơ SIDS.

Nếu lo lắng vấn đề đầu bẹt, mẹ nên thay đổi tư thế đầu khi trẻ ngủ. Khi trẻ thức, nên tận dụng thời gian chơi các trò nằm sấp. Vừa củng cố sự phát triển xương đầu cổ, vừa giúp trẻ tăng cường giao tiếp xã hội.

Xe tập đi. Từ lâu, Mỹ khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng xe tập đi dạng tròn. Nghiên cứu chỉ ra, 82% trường hợp té ngã từ xe tập đi có thể dẫn đến chấn thương đầu . Đầu trẻ nhỏ còn mềm và não vẫn còn đang phát triển, do đó bất cứ thương tích nghiêm trọng nào cũng có thể gây ra tác động lâu dài đến sức khỏe trong tương lai.

Mặt khác, xe tập không giúp trẻ biết đi nhanh hơn. Trái lại, trẻ dùng xe biết đi trễ hơn 1 tháng so với trẻ không dùng. Xe tập đi cũng không giúp chân trẻ mạnh hơn mà còn tác động sai đến quá trình cảm nhận hông và gối của trẻ. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến những tổn thương lâu dài ở vùng chậu. Lâu ngày sẽ dẫn đến biến dạng xương, gây ra một số dị tật ở chân.

Phấn rôm. Không cần thiết phải dùng phấn rôm, chứng hăm tã thông thường không cần thuốc và bé có thể tự lành bằng cách giữ cho vùng da bị hăm luôn khô ráo, sạch sẽ, thay tã lót thường xuyên.

Đặc biệt, sau khi trẻ đi tiểu hoặc đại tiện, rửa sạch vùng mông bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng là được. Học viện Nhi khoa Mỹ cũng từng cảnh báo trẻ có thể có biến chứng nghiêm trọng về phổi khi hít phấn rôm vào đường hô hấp. Ảnh: Internet.

Mời độc giả xem video: Xâm hại tình dục trẻ em –Tội ác cần nghiêm trị. Nguồn - ANTV.

Tâm An (Theo Sohu)

Nguồn Vietnamdaily: http://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/tieu-dung-ban-doc/nhung-thu-nguy-hiem-khong-nen-mua-cho-tre-103808.html