Những thước phim cực phẩm được lấy cảm hứng từ các kiệt tác nghệ thuật

Không ít đạo diễn lấy cảm hứng từ những kiệt tác nghệ thuật để làm cho bộ phim trở nên ấn tượng và tuyệt vời hơn.

Các danh họa thời xưa được xem là bậc đại tài trong việc sắp xếp bố cục và chọn góc nhìn nghệ thuật. Điều này cũng dễ hiểu khi một số khung cảnh phim lại được lấy cảm hứng từ những bức tranh nghệ thuật.

Một cảnh trong bộ phim There Will Be Blood (2007) có nét tương đồng với bức tranh Study (Nam Thanh Niên Khỏa Thân Ngồi Cạnh Biển) của Hippolyte Flandrin, 1835.

Một cảnh trong bộ phim There Will Be Blood (2007) có nét tương đồng với bức tranh Study (Nam Thanh Niên Khỏa Thân Ngồi Cạnh Biển) của Hippolyte Flandrin, 1835.

Bộ phim hài History Of The World: Part I (1981) được lấy cảm hứng từ bức tranh The Last Supper (Bữa Ăn Tối Cuối Cùng) của danh họa Leonardo da Vinci được vẽ vào cuối thế kỷ 15.

Moonrise Kingdom (2012) và To Prince Edward Island (Đến Đảo Hoàng Tử Edward) của Alex Colville, 1965.

Sự trùng hợp đầy thú vị giữa bộ phim Dreams (1990) và bức tranh sơn dầu Wheat Field With Crows (Cánh Đồng Lúa Mì Quạ Bay) của danh họa Vincent Van Gogh, 1890.

Pennies From Heaven (1981) và bức tranh sơn dầu Nighthawks của Edward Hopper, 1942.

Bộ trang phục màu xanh trong Django Unchained (2012) làm khán giả dễ dàng liên tưởng tới The Blue Boy (Cậu Bé Màu Xanh) của Thomas Gainsborough, 1779.

Một cảnh trong phim The Adventures Of Baron Munchausen (1988) và tác phẩm The Birth Of Venus (Sự Ra Đời Của Thần Vệ Nữ) của Sandro Botticelli, 1486.

Cảnh quay nóng bỏng trong Lost In Translation (2003) và bức tranh Jutta của John Kacere, 1973.

Sự trùng hợp vô cùng thú vị giữa The Cell (2000) và bức tranh Dawn của Odd Nerdrum, 1989.

Sự trùng hợp diệu kỳ giữa Empire Of The Sun (1987) và Freedom From Fear (Tự Do Khỏi Nỗi Khiếp Sợ) của Norman Rockwell, 1943.

Girl with a Pearl Earring (Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai) là bức tranh sơn dầu nổi tiếng của họa sĩ Johannes Vermeer được vẽ vào năm 1665. Tác phẩm này chính là nguồn cảm hứng cho bộ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tracy Chevalier. Năm 2003, tiểu thuyết của Tracy Chevalier, say này được chuyển thể thành phim với vai thiếu nữ do Scarlett Johansson đảm nhận.

Bộ phim Barry Lyndon (1975) và bức tranh The Dance của William Hogarth, 1745.

Một cảnh quay trong The Imaginarium Of Doctor Parnassus (2009) giống với bức tranh Young Corn của Grant Wood, 1931.

Tiểu Vy

Nguồn Thế Giới Trẻ: https://thegioitre.vn/nhung-thuoc-phim-cuc-pham-duoc-lay-cam-hung-tu-cac-kiet-tac-nghe-thuat-64792.html