Những tín hiệu lạ ngoài vũ trụ ẩn chứa bí mật gì?

Chỉ cần đứng ngoài đường một dưới trời nắng đã đủ để khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vậy, hãy tưởng tượng khối năng lượng khổng lồ từ Mặt Trời mà con người nhận suốt đời.

Nếu chúng ta nén tất cả lượng năng lượng đó thành một vụ nổ duy nhất, chỉ kéo dài trong một phần nghìn giây, các bạn sẽ hiểu vì sao các vụ nổ radio nhanh (FRBs) lại trở thành những chủ đề nóng trong lĩnh vực thiên văn học.

Những vụ nổ radio nhanh lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2007 thông qua khu vực kính viễn vọng vô tuyến Parkes tại Australia. Họ nhận thấy những xung vô tuyến đơn rất sáng có thể tồn tại chỉ vài mili giây. Các nhà khoa học đã ước tính rằng có tới vài nghìn vụ nổ như vậy diễn ra mỗi ngày trên toàn bộ bầu trời.

 FRB lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 2007. Ảnh: CSIRO.

FRB lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 2007. Ảnh: CSIRO.

Thông thường, FRB chỉ diễn ra một lần. Do vậy, các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới vụ nổ đặt tên là FRB 121102. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2014, và kể từ đó đến nay, nó đã xuất hiện thêm nhiều lần nữa. FRB 121102 đến từ một dải thiên hà nhỏ cách Trái Đất khoảng 3 tỷ năm ánh sáng.

Vậy, lý do gây ra những vụ nổ đó là gì? Các ngôi sao va chạm với nhau? Lỗ đen khổng lồ? Hay sóng siêu âm từ một nền văn minh xa xôi ngoài vũ trụ?

Theo tiến sĩ Shivani Bhandari, nhà thiên văn học tại CSIRO, cơ quan khoa học quốc gia của Australia, lý do gây ra những vụ nổ đó chắc chắn không đến từ các hố đen.

Nghiên cứu mới nhất của ông được đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters cho thấy bốn vụ nổ radio gần nhất không đến từ trung tâm của các thiên hà, mà xảy ra ở vùng rìa ngoài của chúng.

Điều này đã loại bỏ khả năng chúng có liên quan đến các lỗ đen khổng lồ bên ngoài vũ trụ. Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Bhandari cũng tìm thấy vị trí chính xác của bốn vụ nổ radio nhanh mới nhất bao gồm FRB 180924, FRB 181112, FRB 1872 và FRB 190608, bằng cách sử dụng máy dò trên kính viễn vọng vô tuyến Kilomet Array Pathfinder (ASKAP) tại miền tây Australia.

Các quan sát tiếp theo được thực hiện bằng cách sử dụng một số kính viễn vọng quang học lớn trên thế giới như Gemini South, Magellan Baade, Keck và LCOGT-1m.

Mặc dù tất cả bốn vụ nổ radio được nhóm nghiên cứu phát hiện đều đến từ những dải thiên hà cách trái đất 3-4 tỷ năm ánh sáng, nhưng chúng cũng đang trong quá trình hình thành các hành tinh và tiểu hành tinh giống như dải thiên hà của chúng ta.

Các nhà khoa học đã sử dụng nhiều loại kính thiên văn để nghiên cứu về FRB. Ảnh: SCIRO.

“Việc quan sát các vụ nổ radio nhanh cũng cho chúng ta hiểu rõ hơn về các dải thiên hà bên ngoài vũ trụ. Điều này cũng giống như việc gọi video cho những người bạn và chúng ta có thể quan sát được một phần không gian xung quanh họ”, tiến sĩ Bhandari nói.

Những phát hiện này mang đến cho các nhà thiên văn học một bước gần hơn để tìm hiểu về nguồn gốc của những tín hiệu bí ẩn bên ngoài vũ trụ.

Theo các nhà nghiên cứu, các vụ nổ radio nhanh cũng không xảy ra do các vụ va chạm giữa những ngôi sao, nhưng chúng có thể là từ sự hợp nhất giữa các ngôi sao neutron.

Sẽ là tự sát nếu bắn súng ngoài không gian? Khi ở ngoài không gian, các quá trình đốt cháy sẽ không thể diễn ra vì thiếu oxy. Vậy có phải súng cũng không hoạt động nếu con người bắn đạn ra ngoài không gian?

Quốc Anh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-tin-hieu-la-ngoai-vu-tru-an-chua-bi-mat-gi-post1094229.html