Những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự Mỹ

Hầu như tất cả những trận chiến đẫm máu nhất của Mỹ đều diễn ra trong khoảng 100 năm trở lại đây, chỉ duy nhất có một trận diễn ra trong lòng nước Mỹ.

Một trong những trận chiến đẫm máu nhất quân đội Mỹ từng tham gia đó là trận Chosin trong Chiến tranh Triều tiên. Diễn ra vào mùa thu năm 1950, trận Chosin kéo dài 17 ngày với thương vong kỷ lục cho cả hai bên tham chiến. Nguồn ảnh: BI.

Một trong những trận chiến đẫm máu nhất quân đội Mỹ từng tham gia đó là trận Chosin trong Chiến tranh Triều tiên. Diễn ra vào mùa thu năm 1950, trận Chosin kéo dài 17 ngày với thương vong kỷ lục cho cả hai bên tham chiến. Nguồn ảnh: BI.

Sau khi trận Chosin kết thúc, Mỹ thông báo có tổng cộng 836 lính thủy quân lục chiến bị thiệt mạng, khoảng 10.000 người khác bị thương. Trong khi đó Lục quân Mỹ có 2000 thiệt mạng, 1000 bị thương. Đổi lại, khoảng 6 trên tổng số 10 sư đoàn bộ binh Trung Quốc đã bị xóa sổ, thương vong ước tính từ 30.000 tới 80.000 nhân mạng. Nguồn ảnh: BI.

Trận chiến Gettysburg được coi là trận chiến đẫm máu nhất và là trận chiến có quy mô lớn nhất từng diễn ra trong Nội chiến Mỹ (1861–1865). Hai phe Liên bang miền Bắc và Liên minh miền Nam đã tung vào trận chiến này tổng cộng khoảng 130.000 quân. Nguồn ảnh: BI.

Thương vong giữa hai bên là cực kỳ khủng khiếp khi phía quân Liên bang có tổng cộng 23.000 người cả chết và bị thương trong khi phe Liên minh có thương vong là 28.000 - tương đương 1/3 quân số mà quân miền Nam tung vào trận chiến này. Nguồn ảnh: BI.

Trận chiến đẫm máu bậc nhất mà Mỹ từng tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam là trận chiến ở Huế vào năm 1968. Trận chiến diễn ra trong thành phố Huế - biến mọi ưu thế vượt trội của quân đội Mỹ thành vô nghĩa, thay vào đó là các cuộc giao tranh tầm gần giữa lính Mỹ và quân giải phóng. Nguồn ảnh: BI.

Tổng cộng Mỹ có 216 lính thiệt mạng, 1364 lính bị thương trong khi đó lính chư hầu miền nam có 384 người thiệt mạng, 1830 người bị thương. Trận chiến lớn khủng khiếp này còn khiến 100.000 người dân Huế mất nhà cửa khi Mỹ buộc phải dùng hỏa lực hạng nặng nhằm nỗ lực cứu vãn tình thế. Nguồn ảnh: BI.

Trận chiến Falluhjah diễn ra ở Iraq là trận chiến lớn nhất Mỹ từng tham chiến kể từ trận Huế trong Chiến tranh Việt Nam. Trong thời gian từ tháng 11 tới tháng 12/2004, liên quân Mỹ, Anh và Iraq đã tấn công vào thành trì của Al Qaeda có 4.000 khủng bố. Nguồn ảnh: BI.

Tổng cộng có 82 lính Mỹ thiệt mạng trong khi đó có 600 lính Mỹ khác bị thương. Phía Anh cũng có tới 12 lính thiệt mạng và 53 lính bị thương. Khoảng 2000 khủng bố đã bị tiêu diệt và 1200 tên khác bị bắt sống. Nguồn ảnh: BI.

Trận không chiến duy nhất lọt vào bàng xếp hạng này thuộc về Chiến dịch Bolo mà Mỹ thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch này ban đầu có ưu thế hoàn toàn thuộc về Mỹ nhưng sau đó đã trở thành trận không chiến lớn bậc nhất Chiến tranh Việt Nam khi Không quân Việt Nam lần đầu tiên tung MiG-21 ra tham chiến. Nguồn ảnh: BI.

Tổng cộng trong trận chiến này, Không quân Mỹ tham chiến ít nhất 28 F-4C cùng nhiều F-104, F-105. Không quân Việt Nam tung vào trận chiến 16 MiG-21 - gần như toàn bộ số MiG-21 mà không quân ta có vào lúc đó. Đây là trận chiến khiến Mỹ phải vội vàng trang bị pháo cho F-4 - thứ mà khi đó trên chiến đấu cơ F-4C hoàn toàn không có. Nguồn ảnh: BI.

Tháng 6/1993, quân đội Mỹ đã gặp phải thảm họa khi tham chiến ở Somali. Trận chiến này nổi tiếng với biệt hiệu "Ó đen gãy cánh'' khi hai trực thăng Blackhawk - Ó Đen của Mỹ bị bắn hạ, biến một nhiệm vụ dễ dàng trở thành thảm họa. Nguồn ảnh: BI.

Tổng cộng quân đội Mỹ có 19 lính thiệt mạng, 73 lính bị thương và một lính bị đối phương bắt sống. Quân đội Liên hiệp quốc trong nỗ lực giải cứu lính Mỹ cũng bị thiệt mạng hai người, bị thương 9 người. Nguồn ảnh: BI.

Diễn ra từ ngày 19/2 tới ngày 26/3/1945, trận chiến Iwo Jima được coi là trận chiến đẫm máu nhất mà Mỹ từng tham gia và là trận chiến có thương vong kinh khủng nhất trong lịch sử chiến tranh của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Mỹ tung vào trận chiến này tổng cộng 110.000 lính và trên 500 tàu chiến các loại. Kết quả là dù chiến thắng, Mỹ vẫn thiệt hại 1/4 quân số với hơn 26.000 lính thương vong trong đó có gần 7000 lính thiệt mạng. Nguồn ảnh: BI.

Tuy nhiên trận chiến ở Iwo Jima vẫn chưa có tốc độ thương vong nhanh bằng trận D-Day mà Mỹ tiến hành vào ngày 6/6/1944 nhằm giải phóng nước Pháp và mở mặt trận thứ hai ở châu Âu. Nguồn ảnh: BI.

Chỉ trong chưa đầy 24 tiếng kể từ khi chiến dịch được khởi động, Mỹ và Anh đã tung vào trận chiến này 156.000 quân. Sau khi trận chiến ngã ngũ, Mỹ cùng liên quân thiệt hại khoảng hơn 10.000 lính và 185 xe tăng - tất cả diễn ra chỉ trong một buổi sáng. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Chiến tranh Thế giới thú hai nhìn từ góc máy quay đặt trên chiến đấu cơ Il-2 của Liên Xô.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-tran-danh-dam-mau-nhat-trong-lich-su-quan-su-my-1146859.html