Ninh Bình-Hà Nội đẩy mạnh hợp tác vì sự phát triển chung

Từ năm 2015, trên cơ sở tiềm năng, cơ hội hợp tác của hai địa phương, lãnh đạo thành phố Hà Nội và tỉnh Ninh Bình đã thống nhất một số nội dung hợp tác, liên kết, hỗ trợ. Việc thực hiện các nội dung hợp tác bước đầu đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội mỗi địa phương.

Nổi bật là haiđịa phương đã có một số hoạt động chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựngĐảng, xây dựng hệ thống chính trị. Các ban Đảng, MTTQ, các đoàn thể chínhtrị-xã hội, các sở, ngành, quận, huyện của hai địa phương có các hoạt động giaolưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác. Qua đó đã tham mưu cho cấpủy, chính quyền triển khai thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội vàxây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Bên cạnh đó, haiđịa phương đã cùng phối hợp chia sẻ, cập nhật thông tin trong quá trình lập,triển khai thực hiện các quy hoạch của vùng, tiểu vùng trên cơ sở định hướngchung của toàn quốc, đảm bảo được mối liên kết với các tỉnh, thành phố liênquan; tham khảo và chia sẻ thông tin trong xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội 5năm; trao đổi, phối hợp thực hiện các dự án có tính chất liên vùng, đem lại lơịích chung cho vùng và hai địa phương như: Các dự án nằm trong chương trình phânlũ, chậm lũ tỉnh Ninh Bình góp phần chống ngập lụt, xả lũ bảo vệ thủ đô Hà Nôịvà lưu vực sông Đáy; dự án Bệnh viện đa khoa 700 giường; Bệnh viện Sản Nhi; dưạ́n hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng; dự án cải tạo, nângcấp Quốc lộ 38B, 12B kéo dài; dự án đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vơíQuốc lộ 1A; xây dựng các trạm 220KV; nạo vét sông Đáy…

Trên cơ sở thếmạnh về thương mại, công nghiệp, du lịch, Hà Nội thường xuyên cung cấp, cậpnhật danh sách các nhà sản xuất của các tỉnh, thành phố cho doanh nghiệp phânphối trên địa bàn để hỗ trợ kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất với phân phối;hỗ trợ các doanh nghiệp của Ninh Bình tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm.Hai bên thường xuyên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và triển khai công tác pháttriển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch; trao đổi, phối hợptriển khai một số dự án đầu tư phát triển phục vụ du lịch trong vùng như tuyếnđường Bái Đính - Mỹ Đình thuộc Hành lang kinh tế Hà Nội - Thành phố Ninh Bìnhđể kết nối các điểm và các khu du lịch danh thắng, văn hóa, sinh thái độc đáocủa các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình...

Để góp phần thúcđẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường, hai bên phối hợptham gia triển lãm giới thiệu các thành tựu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh NinhBình, kêu gọi đầu tư các dự án nông nghiệp. Đặc biệt tháng 4/2019, hai địaphương đã phối hợp mở cửa hàng nông sản an toàn Ninh Bình đầu tiên tại Hà Nôịnhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản của tỉnh Ninh Bình đến ngươìtiêu dùng tại Thủ đô. Hàng năm, Ninh Bình cung cấp hàng trăm tấn gạo đặc sản,gạo chất lượng cao cho thị trường Hà Nội thông qua hệ thống cửa hàng của côngty tại Hà Nội. Các doanh nghiệp tại Hà Nội đã tham gia ký kết tiêu thụ nông sảnvới Ninh Bình như: Chuỗi siêu thị Fivimart; Trung tâm phân phối nông sản, thựcphẩm an toàn; Tập đoàn An Việt; Công ty cổ phần xuất, nhập khẩu nông sản ViệtNam...

Bên cạnh đó, haiđịa phương còn tích cực liên kết, hỗ trợ, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, xãhội. Trong đó có việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, tặng sách, vở, đồ dùnghọc tập cho học sinh vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; trao đổi phươngpháp dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi, giao lưu tiếng Anh cho học sinh phổthông, giao lưu văn hóa văn nghệ. Triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa,nghệ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý văn hóa, lễ hội và pháthuy giá trị lịch sử các di tích, danh thắng; hợp tác trong công tác nghiên cứu,biên soạn và phát hành các ấn phẩm văn hóa chung. Trao đổi kinh nghiệm trongđào tạo vận động viên thể thao. Hợp tác và giao lưu trao đổi kinh nghiệm trêncác lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh, điều trị bệnh nhân, xây dựng cơ chế thôngtin về bệnh truyền nhiễm; hỗ trợ chuyển giao một số kỹ thuật cao, phối hợp nângcao công tác sàng lọc khám, chữa bệnh...

Được biết, nhằmphát huy lợi thế, tiềm năng, đặc biệt là về khoảng cách địa lý và giao thôngthuận lợi, tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai địa phương trong giai đoạn2019-2020, Thành phố Hà Nội và tỉnh Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, traođổi kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là trong lĩnh vực quảnlý, vận hành hệ thống về xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh; hỗtrợ đào tạo nguồn nhân lực cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện và đặcbiệt là cán bộ cấp xã về kỹ năng lãnh đạo, quản lý... Đồng thời phối hợp chặtchẽ với các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng trong việc thực hiện nhiệm vụ chungcủa toàn vùng; phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, chia sẻ kinhnghiệm hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển; tạo điều kiệncho các doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, hợp tác đầu tư. Cùng với hợp tác tiêu thụsản phẩm, hai bên phối hợp chặt chẽ nhằm kiểm soát, quản lý chất lượng nông sảntừ khâu sản xuất, chế biến và lưu thông. Hà Nội hỗ trợ Ninh Bình xây dựng mã QRtruy xuất nguồn gốc cho 10-15 sản phẩm nông nghiệp để cung cấp cho thị trườngHà Nội. Hai bên cũng sẽ lựa chọn đầu tư các tuyến đường du lịch kết nối cáctuyến, điểm du lịch tiêu biểu của hai địa phương, từ đó hình thành chương trìnhdu lịch liên vùng phong phú...

Với tiềm năng hợptác rất lớn, mỗi địa phương đều có những sáng kiến, sáng tạo riêng, tin tưởngrằng sự hợp tác giữa Ninh Bình và Hà Nội sẽ đạt được những kết quả ngày càngtích cực hơn trong thời gian tới, đem lại sự phát triển cho từng địa phương,góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Vân Giang

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/ninh-binhha-noi-day-manh-hup-tac-vi-sy-phat-trien-chung-2019081307458787p12c16.htm