Nợ nần chồng chât, bong bóng thị trường Trung Quốc có thể vỡ tan bất cứ lúc nào

Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường toàn cầu vì quốc gia này đóng vai trò như động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu. Thế nhưng, khả năng cao các nhà đầu tư sắp tới sẽ sớm phải hứng chịu đợt biến động trên thị trường chứng khoán nước này.

Trong khi các nhà đầu tư đang chú ý tới tình trạng hỗ loạn ở Washington, bất ổn từ chính sách tiền tệ của Fed, biến động ở các cuộc bầu ở châu Âu và mối lo về tổng thống Donald Trump thì một mối lo ngại lớn hơn vẫn đang hiện hữu và đã trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết đó chính là Trung Quốc.

Đã 2 năm kể từ khi Trung Quốc lần đầu tiên rung hồi chuông cảnh báo trên toàn thế giới trước tình trạng thị trường chứng khoán lao dốc, tiền tệ suy yếu và mối lo các khoản nợ ngày một leo thang. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra thờ ơ trước lời cảnh báo này.

Cổ phiếu của các công ty Trung Quốc được giao dịch ở Hong Kong và các thị trường nước ngoài nhảy vọt lên mức cao nhất kể từ đợt sụt giảm, vượt xa so với thị trường các nước phát triển khác do các nhà đầu tư có cái nhìn khá lạc quan về bối cảnh gia tăng tiêu dùng và phát triển công nghệ ở quốc gia này.

Thậm chí, tại Trung Quốc, nơi thị trường chứng khoán trong nước vẫn chịu áp lực từ tâm lý nghi ngờ từ các nhà đầu tư và sự can thiệp của chính phủ, cổ phiếu vẫn tăng mạnh kể từ đầu năm trước khi thả dốc trong thời gian gần đây.

Kevin Smith, nhà sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành công ty quản lý tài sản Crescat Capital tại Denver cho biết "Hầu hết các nhà đầu tư đồng tình rằng tình hình ở Trung Quốc vẫn đang rất ổn". Tuy nhiên, khi đề cập tới nợ Trung Quốc và các vấn đề tài chính khác, ông cho biết "Mọi người vẫn chưa thực sự nhìn vào khả năng bong bóng thị trường. Bong bóng ấy đang ngày một lớn dần".

Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường toàn cầu vì quốc gia này đóng vai trò như động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu. Thế nhưng, khả năng cao các nhà đầu tư sắp tới sẽ sớm phải hứng chịu đợt biến động trong thị trường chứng khoán nước này.

Một số nhà đầu tư bắt đầu lo lắng trở lại. Trong một cuộc khảo sát công bố bởi Bank of America- Merrill Lynch các giám đốc quỹ nhận định trong tháng 5 rằng lần đầu tiên kể từ tháng 1/2016 Trung Quốc tiềm ẩn rủi ro lớn nhất cho thị trường toàn cầu . Trong tháng trước, thang đánh giá trái phiếu tín dụng trong kinh doanh Moody của Trung Quốc lần đầu tiên bị hạ bậc trong vòng 28 năm qua.

Nợ nần của Trung Quốc là đề tài chính gây nhiều mối hoang mang cho các nhà đầu tư. Để thúc đẩy nền kinh tế, Trung Quốc tăng cường bơm tín dụng, tuy nhiên điều này càng làm nợ chồng chất nợ. Điều các chuyên gia kinh tế lo ngại nhất đó chính là tốc độ tăng trưởng nợ của Trung Quốc đang tăng. Cuối năm 2007, khoản nợ của Trung Quốc chỉ ở mức 152% GDP. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, số nợ của Trung Quốc đã chạm mốc 257% GDP tính đến cuối năm 2016, cao hơn một chút so với Mỹ và vượt xa so với mức 184% GDP của các nền kinh tế mới nổi.

Theo nghiên cứu của công ty Capital Economics trong tháng 6/2017, nợ của Trung Quốc tăng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào trên thế giới và đây chính là rủi ro lớn nhất mà các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á đang phải đối mặt.

Trong vòng vài tháng qua, chính phủ đang nỗ lực đảo ngược tình thế đồng thời thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, điều này lại gây ra sự hỗn loạn trong thị trường Trung Quốc.

Nỗi lo sợ thắt chặt tín dụng không chỉ có thể kéo tăng trưởng chậm lại mà còn khiến các công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ do lãi suất cho vay của ngân hàng tăng.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tỏ ra lo lắng không kém. Cuối tháng 5, chính phủ cho biết sẽ tăng cường thắt chặt đồng nhân dân tệ, rút lại cam kết cho phép nguồn lực thị trường giữ vai trò lớn hơn về mặt giá trị đồng nhân dân tệ.

Ông Smith cho rằng các nhà đầu tư toàn cầu đang quá tự mãn về mối đe dọa thị trường Trung Quốc. Ông còn cho biết thêm bong bóng vĩ mô ở Trung Quốc đang trở nên lớn nhất từ trước đến nay, vượt quá ngưỡng mà các quốc gia khác trên toàn thế giới sẽ phải gặp rắc rối.

Các nhà đầu tư có vẻ đang tránh thị trường Trung Quốc cho đến khi bất ổn gây ra bởi nợ nần nặng nề được giải quyết. Theo ông Jian Shi Cortesi, quản lý danh mục cổ phiếu châu Á ở GAM nhận định "Cuộc khủng hoảng lớn nhất ở Trung Quốc diễn ra mà mọi người không để ý tới trong khi chính phủ lại không cố gắng giải quyết rủi ro".

Tuy vậy, các chuyên gia phân tích Trung Quốc tự tin rằng các chính trị gia sẽ giữ đồng nhân dân tệ và thị trường chứng khoán đi đúng hướng trong vài tháng tới. Hội nghị Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ diễn ra trong năm nay. Để tránh những cú sốc không đáng có, các nhà hoạch định chính sách sẽ làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn sự thay đổi đột ngột về giá trị tài sản trước khi đi đến cuộc họp quan trọng này.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/no-nan-chong-chat-bong-bong-thi-truong-trung-quoc-co-the-vo-tan-bat-cu-luc-nao-20170621105711297p4c146.news