Nợ truyền kiếp vì của hồi môn trong tục cưới nợ

Ở đây, “giá’ bắt các chàng trai cao ngất ngường đã đẩy không biết bao nhiêu gia đình bên vợ vào bước đừng cùng. Đám cưới, đám hỏi do nhà gái lo liệu lại thêm khoản lễ vật cho nhà trai khiến không ý cô gái bắt được chồng rồi rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.

Khiếp vía với của hồi môn

Bà Ksor H’ Yrông Dôn Trang (65 tuổi, buôn Ji xã Krông Năng huyện Krông Pa, Gia Lai) ngày ngày ăn không ngon, ngủ không yên bởi lo cho hai cô con gái bắt chồng hơn 9 năm nay mà vẫn chưa trả hết bò cho nhà chồng. Bà bộc bạch: “Tôi sợ chúng nó chung một số phận giống tôi cả đời này không trả được món nợ cho họ hàng, gia đình chồng thì buồn tủi lắm. Đứa đầu bắt chồng còn nợ 1 con bò, …. Đứa sau cũng vậy. Nay món nợ chồng chất khó mà trả nổi!”. Giọng bà trở nên buồn và chậm rãi.

Bà Trang vốn là trẻ mồ côi từ nhỏ. Hơn 35 năm về trước, bà được chồng ưng cái bụng nên mua về với con bò và bắt làm vợ. Tưởng chừng mua về làm dâu tôi sẽ thoát khỏi cảnh cưới hỏi theo phong tục. Ai ngờ bên gia đình chồng bắt đốt bò, nộp các lễ cưới. Lúc đó bà ngớ người ra, không biết lấy bò, váy áo thổ cẩm, tiền đâu dể trả. Ngẫm nghĩ thật lâu bà bấm bụng và mạnh dạn xin cưới nợ, rồi sau này hai vợ chồng trồng lúa, trỉa ngô dành dụm đốt cho gia đình, buôn làng.

Hứa với mọi nguời là vậy nhưng đến nay tôi chưa làm được, đến cái ăn còn chật vật huống chi tiền sắm lễ tính bằng tiền triệu. Bây giờ lại đến hai cô con gái tôi cũng vậy. Chính vì không trả được nợ, mỗi lần rượu vào chồng tôi lại lôi chuyện cũ ra càm ràm, gia đình bên chồng cũng khinh dễ tôi, tôi buồn lắm nhưng không biết làm sao đây. Tôi già rồi! chân tay không nhanh nhẹn như trước, con mắt không sáng nữa tôi sợ lắm chẳng may tôi chết trước thì món nợ với nó (chồng) thì sẽ bỏ, còn nếu nó chết trước thì món nợ không biết sẽ ra sao". Dôn Trang bộc bạch.

Một nghi lễ trong đám cưới của người J’rai.

Tục “cưới nợ” không chỉ của người Jrai mà hiện còn tồn tại ở các tộc người thiểu sống Tây Nguyên. Ở vùng sâu vùng xa “giá’ bắt các chàng trai ở đây cao ngất ngường đã đẩy không biết bao nhiêu gia đình bên vợ vào bước đừng cùng. Tất cả việc đám cưới, đám hỏi do nhà gái lo liệu lại thêm khoản lễ vật cho nhà trai khiến không ý cô gái bắt được chồng rồi rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Gặp ông chồng hiểu lý lẽ xắn tay cùng vợ san sẻ khó khăn còn đỡ, chứ gặp phải người “bầu bạn với lưu ly” thì kiếp này cô vợ coi như “xong”.

Trước đây, lễ cưới do nhà trai đặt ra phù hợp với điều kiện nhà gái, đôi khi chỉ vài con gà, 1 con lợn, 1 con bò kèm ít tiền lẻ. Nhưng nay các lễ vật đề quy đổi ra tiền mặt, nhà trai làm giá hét cao, cô gái đành xin nợ lễ vật thách cưới, còn tiền đãi khách phải đi vay mượn họ hàng thậm chí vay lãi nóng bắt cho được chồng. Lãi mẹ đẻ lãi con, có khi cả đời nai lưng đi làm, người phụ nữ vẫn chưa trả xong nợ, các con họ phải thay mẹ chịu món nợ này. Nếu đời này không trả được thì đời sau tiếp tục trả. Trả đến đời cháu đời chắt bao giờ hết mới thôi. Đó là món nợ truyền kiếp đè lên đầu những đời sau vậy.

Hủ tục buồn

Có những trường hợp nhà gái đem đủ sính lễ bắt chồng về được vài ngày thì người chồng sinh chuyện, đánh đập vợ rồi tự ý về nhà mẹ đẻ buộc gia đình nhà gái sang thu xếp hoặc phải xin cưới lần hai nếu người vợ sai. Cũng có trường hợp nhà gái đã nộp hết đồ thách cưới mà chàng trai tự ý bỏ về không lý do thì các cô gái và gia đình đến đòi lại đồ thách cưới và quy ra bằng những con bò ở dưới sàn nhà. Nhiều khi có bao nhiêu kéo về bấy nhiêu. Có trường hợp còn kéo lây cả nhà anh chị em họ hàng nhà trai gây nên mâu thuẫn khó giải quyết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay điển hình như ở xã Krông Năng có 90% cặp vợ chồng còn chưa nộp hết đồ thách cưới cho bên gia đình con trai. Mặc dù chính chính quyền tuyên truyền nhiều nhưng phong tục đã ăn sâu vào máu thịt nên rất khó có thể bỏ được. Nhất là ngày nay vật chất chạy theo đồng tiền, rồi xin ra cái tục bắt chồng khó khăn hơn, có nhà phải vai mượn rồi ôm đóng nợ, có hộ thì không đủ tiền và bò đành cưới nợ.

Khi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn thì hủ tục lạc hậu gây ra không ít phiền phức và sự tốn kém. Thậm chí có nhiều gia đình nghèo do muốn dựng vợ gả chồng cho con cái đành liều vay mượn tiền bạc sắm lễ vật.

Ksor H'Yên

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/no-truyen-kiep-vi-cua-hoi-mon-trong-tuc-cuoi-no-142489/