Nỗi khổ đàn ông

Đàn bà có chồng thường hay kể khổ nào là quần quật việc nhà, nào là sanh đẻ, chăm con cực khổ, nào là nhan sắc tàn phai... Vậy còn đàn ông thì sao? Nỗi khổ của họ là nỗi khổ nào?

Hôm nay chồng nàng khoe cái app (phần mềm ứng dụng trên các thiết bị điện tử) dùng để kiểm soát ngày đèn đỏ của vợ, nàng thấy thật tội lỗi.

Cái app này giúp đo ngày vợ rụng trứng, ngày vợ nóng tính, nhiệt độ tăng cao và ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Từ đó, các ông chồng biết cách mà né tránh khi nàng tâm trạng, tránh chuyện cãi nhau trong nhà.

Sáng nay trên Facebook bạn nàng viết mẩu đối thoại:

-Vợ: các anh có biết nỗi khổ của phụ nữ không? Họ phải mang thai và sinh con.

-Chồng: thế em nghĩ đàn ông không khổ à, họ bị áp lực vào mỗi tháng khi vợ đến kỳ.

Như vậy tính ra tần suất “khổ” của đàn ông nhiều hơn.

Nàng nhớ thời đi học, nguyên đám sinh viên nữ cười ồ lên khi thầy dạy Triết chia sẻ: “Tôi có hai con gái và tôi không lo lắng gì vì đàn ông xứ ta ai cũng sợ vợ”.

Tính ra tần suất “khổ” của đàn ông nhiều hơn.

Từ gia đình lớn

Ai cứ nói đàn ông Việt gia trưởng chứ nàng thấy quanh mình ông nào cũng “lép vế” không riêng chồng nàng.

Bố nàng là người chuyên lo việc nhà trong khi mẹ nắm toàn quyền, kể cả việc giữ tiền và lo các việc lớn, trong khi người mang tiền về lại là… bố.

Bố nói, không sao, cả xóm này sợ vợ chứ không riêng gì mình. Nhìn xem, cứ sáng ra nhà nào cũng có hình ảnh các ông quét tước, tỉa cây, kể cả đi chợ.

Mang chuyện này hỏi anh đồng nghiệp, anh khề khà: “Không phải sợ vợ mà tôn trọng vợ. Chấp nhặt gì các bà em ơi. Các bà thích làm chủ cho các bà làm. Đàn ông ai thèm hơn thua với “nữ nhi” bao giờ”.

Em trai nàng cũng hiền khô, chắc nhìn gương bố. Bố nàng thời trẻ tham gia quân đội nên may vá rất khéo, làm vườn chăm và đặc biệt việc xếp chăn gối và quần áo vuông vắn đúng chuẩn quân đội, nàng làm theo hoài không được. Chưa kể từng làm bộ phận anh nuôi nên bố nấu ăn rất tốt. Em trai nàng vì vậy mà tự động làm việc nhà một cách vui vẻ. Nàng vẫn đùa: “Ai lấy được em thì phước lắm đấy”.

Tới gia đình nhỏ

Quay lại chuyện chồng nàng.

Anh là dân chuyên làm ăn xa nên vài tuần mới về nhà một lần, loay hoay thế nào lại đúng ngày vợ đèn đỏ. Nói câu nào vô ý là nàng nổi xung ầm ầm, khiến anh hoang mang hết sức.

Vợ chồng xa nhau, mỗi ngày đều nhắn tin trên điện thoại. Hôm qua thấy anh cứ ngồi đọc lại tin nhắn cũ, hỏi sao, anh nói, xem hôm nào em có tâm trạng để biết. Trong những dòng vui vẻ thì có những dòng tính khí bừng bừng, ấy là lúc em sắp đến kỳ kinh. Anh biết mà né ra.

Không chỉ con gái mà phụ nữ trung niên cũng vậy, khó chiều lắm

Đem tâm sự với đám bạn cùng giới thì tải được cái app này về, nhóm những gã “đàn ông cùng khổ” của chồng nàng chắc cùng chung một nổi niềm. Những người phụ nữ sau lưng có hiểu?

Nàng có con trai, đang đến độ cập kê, nghe nói cũng có thương thầm cô bạn cùng lớp. Hôm qua con thỏ thẻ: “Mẹ! có phải con gái nói ghét là thương, nói thương là… còn giận không?”. Phải rồi, không chỉ con gái mà phụ nữ trung niên như mẹ cũng vậy, khó chiều lắm, nhưng con cứ vui vẻ, cư xử đúng mực thì từ từ bạn ấy cũng hiểu thôi – chưa bao giờ nàng thấy mình lý thuyết và sến sẩm đến vậy, nhưng con lỡ coi mẹ là “thần tượng” rồi nên ráng giữ hình ảnh chứ.

Nói là nói vậy, nhưng bên trong nàng cũng tự sửa mình. Nghe cô bạn thân bảo nên dùng thử loại thảo mộc gia truyền, giúp giảm chứng bốc hỏa cho phụ nữ tiền mãn kinh. Nàng đặt ngay tắp lự.

Nguồn TGTT: https://thegioitiepthi.vn/noi-kho-dan-ong-156237.html