Nỗi khổ mang tên… táo bón của chị em

Có một chứng bệnh mà đến phân nửa chị em dù đang phải chịu đựng cũng ngại ngùng không dám nói ra. Đó là … táo bón. Theo thống kê, tại Việt Nam tỉ lệ táo bón ở phụ nữ cao hơn khoảng 33% so với đàn ông. Đặc biệt, chị em dễ mắc táo bón nhất giai đoạn sau sinh đẻ. Táo bón nếu không điều trị triệt để thường dẫn đến bệnh trĩ – chứng bệnh gây đau đớn, khổ sở, dai dẳng và khó chữa hơn.

Táo bón – kém gì đau đẻ

Trên một diễn đàn tâm sự kín của hội chị em, mẹ bỉm sữa có tên FB T.A mới đây đã kêu than, kể khổ rằng: “Có mẹ nào đẻ thường xong bị táo bón không ạ. Nếu táo thì làm thế nào? Các mẹ cứu em, gần một tuần rồi đau hơn đau đẻ.”

Không riêng gì chị T.A, các mẹ bỉm sữa khác cũng rất dễ bị táo bón bởi các lý do chính sau:

- Tính chất công việc văn phòng ngồi nhiều ít vận động.

- Quá bận rộn chuyện gia đình nên chế độ ăn kém lành mạnh, thiếu chất xơ, quên uống nước.

- Giai đoạn mang thai khiến nội tiết thay đổi thất thường, dễ táo bón

- Giai đoạn sau sinh chị em phải kiêng cữ, ít vận động, thức ăn tẩm bổ quá giàu đạm, ngại đại tiện do bị đau sau sinh, stress dài ngày gây táo bón nặng.

Đặc biệt, nhiều chị em lơ là chủ quan không chữa ngay táo bón làm bệnh tái phát và trở nặng hơn trong giai đoạn mang bầu và sau sinh. Nguy hiểm hơn nữa, táo bón kéo dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Trĩ giai đoạn mang bầu rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, gây bất tiện, khổ sở cho mẹ bầu.

Cách chị em nhận biết sớm các biểu hiện của táo bón

Bác sĩ Dương Phước Hưng, Trưởng khoa Ngoại 1, Trưởng phân khoa Hậu môn - Trực tràng, Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP.HCM cho biết, táo bón cần được phát hiện kịp thời để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chị em có thể tham khảo các biểu hiện thường gặp của chứng táo bón:

- Phân cục cứng, khuôn to hoặc lỏn nhỏn, màu thẫm

- Phải rặn gắng sức khi đi cầu

- Tần suất đại tiện nhỏ hơn 3 lần trên tuần

- Cảm giác phân kẹt lại ở hậu môn, đại tiện không hết phân

- Thường phải dùng tay trợ giúp hoặc thuốc thụt mới đi ngoài được.

Hội chị em mách nước nhau kinh nghiệm trị táo bón

Cùng chung cảnh ngộ, hội chị em bạn dì trên các nhóm tâm sự nhiệt tình mách nước cho nhau để trị táo bón sao cho nhanh khỏi. Có người chỉ dẫn cách làm nước ép khoai lang sống ăn mỗi ngày, có người mách uống mật ong pha nước ấm buổi sáng. Có chị còn chỉ cách ăn cháo vừng đen. Đặc biệt, nhiều chị em đã từng khinh qua hết các cách trên rồi mà chẳng đỡ. Cuối cùng dùng viên uống Diếp cá vương bán ngay ở các tiệm thuốc lại thấy hiệu quả. Muôn vàn bí kíp các mẹ bỉm sữa truyền tai nhau dựa theo kinh nghiệm của bản thân.

Tuy nhiên, táo bón nên được phòng ngừa từ sớm để tránh những hậu quả sau này. Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia để giúp chị em ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng hơn:

- Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, đáp ứng đủ như cầu chất xơ hàng ngày cho cơ thể ( khoảng 30 – 35 gram mỗi ngày). Thực phẩm có nhiều chất xơ như đậu bắp, đậu rồng, khổ qua, khoai lang, hay như gạo còn chất cám.

- Nên hạn chế ớt, cà phê, rượu, trà và các chất ngọt như sô cô la, mứt... làm dễ bị táo bón”, bác sĩ Hưng lưu ý.

- Cần tránh thức khuya dâỵ̣ trễ vì những người này hay nhịn đại tiện buổi sáng. Nếu để 2, 3 ngày mới đi cầu một lần sẽ làm phân cứng lại khó đi cầu và dễ gây ra táo bón.

- Ngoài ra, cần thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao nhẹ nhàng như đi bộ không nên quá gắng sức. Không nên ngồi lâu, cứ 1 tiếng đồng hồ ngồi thì phải đứng dậy đi lại.

- Cuối cùng, tạo tâm lý vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống để tránh táo bón khi bị stress.

P.Q

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/noi-kho-mang-ten-tao-bon-cua-chi-em-a242687.html