Nơi tái hiện lịch sử cách mạng Việt Nam suốt một thế kỷ

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi tái hiện lịch sử đấu tranh hàng trăm năm qua của nhân dân Việt Nam chống phong kiến, Pháp, Nhật, Mỹ, giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc.

 Bảo tàng tọa lạc tại số 25 phố Tông Đản, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Bảo tàng tọa lạc tại số 25 phố Tông Đản, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam được khánh thành ngày 6/1/1959, ngày lịch sử vinh quang nhất, ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam được khánh thành ngày 6/1/1959, ngày lịch sử vinh quang nhất, ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam sử dụng trên 2.500 hiện vật, hình ảnh, tư liệu bày trong 29 phòng với tổng diện tích 2.000 m2.

Hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam sử dụng trên 2.500 hiện vật, hình ảnh, tư liệu bày trong 29 phòng với tổng diện tích 2.000 m2.

Ngôi nhà của Bảo tàng trước năm 1954 là Sở Thương chính Đông Dương do người Pháp xây dựng năm 1917. Tòa nhà được xây dựng theo kiến trúc của Pháp, gồm 29 phòng dùng để trưng bày các hiện vật lịch sử.

Ngôi nhà của Bảo tàng trước năm 1954 là Sở Thương chính Đông Dương do người Pháp xây dựng năm 1917. Tòa nhà được xây dựng theo kiến trúc của Pháp, gồm 29 phòng dùng để trưng bày các hiện vật lịch sử.

Nội dung trưng bày của 29 phòng được chia theo thời gian và chủ đề lịch sử riêng của mỗi thời kỳ. Phần thứ nhất là Thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945.

Nội dung trưng bày của 29 phòng được chia theo thời gian và chủ đề lịch sử riêng của mỗi thời kỳ. Phần thứ nhất là Thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945.

Bảo tàng trưng bày những hiện vật thời Pháp thuộc dùng để đàn áp, bóc lột dân tộc ta như chiếc đồng hồ nhà máy xi măng dùng để đo thời gian làm việc của các công nhân.

Bảo tàng trưng bày những hiện vật thời Pháp thuộc dùng để đàn áp, bóc lột dân tộc ta như chiếc đồng hồ nhà máy xi măng dùng để đo thời gian làm việc của các công nhân.

Tiếp đến phần thứ hai trưng bày các hiện vật về cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc từ 1945 đến 1975.

Tiếp đến phần thứ hai trưng bày các hiện vật về cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc từ 1945 đến 1975.

Chiếc máy chém lưu động của thực dân Pháp đặt tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) dùng để hành quyết nhiều người Việt Nam yêu nước thời kỳ trước năm 1945.

Chiếc máy chém lưu động của thực dân Pháp đặt tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) dùng để hành quyết nhiều người Việt Nam yêu nước thời kỳ trước năm 1945.

Trong ảnh là súng Cối 81mm của Pháp, bộ đội ta thu được ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Trong ảnh là súng Cối 81mm của Pháp, bộ đội ta thu được ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Phần thứ ba, Bảo tàng trưng bày những hiện vật về thời kỳ Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh từ 1975 đến nay.

Phần thứ ba, Bảo tàng trưng bày những hiện vật về thời kỳ Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh từ 1975 đến nay.

Khi mới ra đời, tổng kho của Bảo tàng có trên một vạn hiện vật, hình ảnh, tư liệu văn bản. Giờ đây, con số đó đã tăng lên trên tám vạn, gồm nhiều sưu tập và bộ sưu tập có giá trị, nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc.

Khi mới ra đời, tổng kho của Bảo tàng có trên một vạn hiện vật, hình ảnh, tư liệu văn bản. Giờ đây, con số đó đã tăng lên trên tám vạn, gồm nhiều sưu tập và bộ sưu tập có giá trị, nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc.

Những ngày này, khi cả nước hướng đến kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), bảo tàng đã tiếp đón nhiều đoàn cán bộ, học sinh, nhân dân cả nước đến tham quan.

Những ngày này, khi cả nước hướng đến kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), bảo tàng đã tiếp đón nhiều đoàn cán bộ, học sinh, nhân dân cả nước đến tham quan.

Quách Sơn

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/noi-tai-hien-lich-su-cach-mang-viet-nam-suot-mot-the-ky-post34745.html