Nóng bỏng Kashmir: Giá nào để Trung Quốc quay lưng Pakistan, 'sánh vai' Ấn Độ?

Trang DW nhận định, cả Ấn Độ và Pakistan đang chạy đua để có được sự ủng hộ của Trung Quốc trong vụ tranh chấp Kashmir.

Thứ sáu tuần trước (9/8), Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi đã có chuyến công du tới Trung Quốc. Đây là một trong nỗ lực của Islamabad nhằm thu hút sự đồng tình của quốc tế trước quyết định xóa bỏ quy chế tự trị của Kashmir mà Ấn Độ công bố tuần trước.

Phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc gọi hành động của Ấn Độ là "không thể chấp nhận được", đồng thời tuyên bố sẽ giúp Pakistan bảo vệ "lợi ích và quyền lợi hợp pháp" tại Kashmir.

Ngoại trưởng Qureshi khẳng định, nếu Islamabad đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc sẽ "hoàn toàn ủng hộ" Pakistan.

Hôm Chủ nhật (11/8), Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cũng đã có mặt tại Bắc Kinh trong chuyến công du 3 ngày được lên kế hoạch từ trước. Một ngày sau đó, Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ cần thể hiện một "vai trò tích cực" hơn cho hòa bình và ổn định khu vực.

Trong lịch sử, Trung Quốc từng đứng về phía Pakistan trong các vấn đề khu vực, nhưng sự hỗ trợ của Bắc Kinh có ý nghĩa cho cả Islamabad và New Delhi.

Cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền lên Kashmir nhưng thực tế hai nước chỉ kiểm soát một phần khu vực. Hiện tại, Ấn Độ nắm khoảng 45% lãnh thổ Kashmir với phần lớn dân số, Pakistan kiểm soát khoảng 35%, trong khi 20% còn lại thực tế nằm trong tay Trung Quốc.

Là hai quốc gia đông dân nhất thế giới, tranh chấp lãnh thổ luôn là một vấn đề nóng trong quan hệ Trung - Ấn, thậm chí đối khi còn dẫn tới các vụ đụng độ nhỏ dọc theo biên giới.

Tranh chấp lãnh thổ là vấn đề nóng trong quan hệ Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Tranh chấp lãnh thổ là vấn đề nóng trong quan hệ Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Tranh chấp lãnh thổ

Trung Quốc có đường biên giới dài với Jammu và Kashmir. Năm 1962, Trung Quốc chiếm giữ một phần của Ấn Độ có chung biên giới với khu vực Kashmir và tham gia một liên minh với Pakistan.

Ngày nay, Trung Quốc và Pakistan giao dịch thương mại nhờ vào tuyến cao tốc mới xây Karakoram – kết nối hai nước thông qua khu vực tây Kashmir. Là một phần trong dự án trị giá nhiều tỷ USD "Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan", Karakoram đang được phát triển thành con đường cao tốc nhiều lần có thể sử dụng quanh năm. Ngoài ra, Pakistan là điểm đến đầu tư hàng đầu tại Nam Á của Trung Quốc với hơn 57 tỷ USD vào hạ tầng cơ sở và năng lượng.

Theo các nhà phân tích, quyết định của New Delhi trực tiếp điều hành Ladakh như một đơn vị hành chính là một động thái mang tính địa chính trị. Ông Sameer Patil, nhà nghiên cứu tại Viện An ninh Quốc tế Gateway House nhận xét, ảnh hưởng của Trung Quốc tại Ladakh đang ngày càng gia tăng - phần lớn đến từ các sáng kiến kinh tế trong khu vực. Cùng lúc, Ladakh cũng không nhận được nhiều lợi ích từ chính phủ Ấn Độ.

"Quyết định của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi xuất phát từ cả yếu tố chính quyền và địa chính trị. New Delhi quan ngại, việc Ladakh không nhận được sự chú ý sẽ khiến Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện tại đây", ông Patil nói.

Vì vậy, Thủ tướng Modi đã biến Ladakh thành một "lãnh thổ liên minh" – cho phép New Delhi được điều hành khu vực bằng việc thực thi các chỉ thị từ chính quyền trung ương. Tuy nhiên, bề ngoài, Ấn Độ dường như cố gắng làm giảm đi yếu tố này. Chính quyền Modi giải thích, mục tiêu của thay đổi mới sẽ đáp ứng các nhu cầu phát triển của Ladakh.

"Trung Quốc kỳ vọng Ấn Độ giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua áp dụng các cơ chế biên giới mới giữa hai nước chứ không phải chỉ theo riêng khuôn khổ đối nội của Ấn Độ", ông Patel chỉ ra, đồng thời cảnh báo động thái của Thủ tướng Modi tại Kashmir sẽ khiến Bắc Kinh tức giận.

Trung Quốc cùng còn nhiều vấn đề khác

Hiện tại, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề đối nội và toàn cầu, vì vậy họ không thể chỉ tập trung vào Kashmir. Sẽ có những động thái ngoại giao từ cả hai phía, nhưng gần như chắc chắn sẽ không có đổ vỡ lớn.

Narayani Basu

Tuy nhiên, theo Narayani Basu, một chuyên gia về chính sách đối ngoại tại New Delhi, cuộc khủng hoảng Kashmir sẽ không ảnh hưởng lớn tới quan hệ Trung-Ấn. "Hiện tại, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề đối nội và toàn cầu, vì vậy họ không thể chỉ tập trung vào Kashmir", ông Bashu nói với trang DW. " Sẽ có những động thái ngoại giao từ cả hai phía, nhưng gần như chắc chắn sẽ không có đổ vỡ lớn".

Tình huống trên chỉ làm mọi thứ khó khăn hơn cho Pakistan. Cho tới nay, Islamabad vẫn chưa nhận được sự ủng hộ như mong đợi từ quốc tế trong vấn đề Kashmir.

Trong khi Washington tuyên bố chính sách khu vực không thay đổi sau quyết định của Thủ tướng Modi, Nga và UAE đều "bật đèn xanh" cho Ấn Độ. Arab Saudi, một đồng minh khác của Pakistan, cũng không đứng về phía Islamabad.

Ông Basu chỉ ra, mặc dù chỉ trích gay gắt Ấn Độ, nhưng Trung Quốc đã nói trách nhiệm duy trì hòa bình khu vực "nằm ở cả Ấn Độ và Pakistan". "Về mặt ngoại giao, Trung Quốc đã đặt gánh nặng lên cả Islamabad và New Delhi", chuyên gia này phân tích.

Quan hệ kinh tế được ưu tiên?

Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi bắt tay tại thượng đỉnh G20 Buenos Aires 2018

Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar nhấn mạnh tại Bắc Kinh rằng, cả Trung Quốc và Ấn Độ cần giữ vững một vị thế ổn định trong thời điểm thiếu ổn định của chính trường quốc tế.

Theo nhà phân tích Basu, quan hệ Trung-Ấn sẽ không bị chệch hướng. "Cả Thủ tướng Ấn Độ và Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy sự chín chắn khi phân chia mối quan hệ song phương theo cách tranh chấp không phủ bóng đen lên hợp tác", ông Basu nói.

Mặc dù vậy, nhà phân tích Patil vẫn cảnh báo, Bắc Kinh có thể sử dụng vấn đề Kashmir để gây áp lực lên Ấn Độ trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Phương Đỗ

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/nong-bong-kashmir-gia-nao-de-trung-quoc-quay-lung-pakistan-sanh-vai-an-do-20190813111911562.htm