Ông Nguyễn Phan Minh Khôi giao dịch lượng cổ phiếu lớn tại công ty bà Nguyễn Thanh Phượng là ai?

CTCP Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng thực sự gây chú ý đối với nhà đầu tư trên thị trường khi các thành viên HĐQT Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) trải qua năm thứ 6 không nhận thù lao của công ty. Mới đây, việc ông Nguyễn Phan Minh Khôi trở thành cổ đông lớn và không còn là cổ đông lớn chỉ trong 2 ngày cũng khiến nhiều người tò mò.

Liên tục trong hai ngày 23 và 24/5, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC, mã CK: VCI) ra hai thông báo về việc ông Nguyễn Phan Minh Khôi trở thành cổ đông lớn và không còn là cổ đông lớn của công ty với động thái mua vào và bán ra lượng cổ phiếu lớn.

Bí ẩn nhà đầu tư Nguyễn Phan Minh Khôi

Cụ thể, ngày 23/5/2019, VCSC của bà Nguyễn Thanh Phượng công bố thông tin ông Nguyễn Phan Minh Khôi đã mua vào 45.000 cổ phiếu VCI trong phiên giao dịch ngày 23/5, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại VCSC lên 5,021% với tổng cộng 8.183.872 cổ phiếu.

Chỉ một ngày sau đó, ngày 24/5, VCSC tiếp tục công bố thông tin ông Nguyễn Phan Minh Khôi không còn là cổ đông lớn kể từ ngày 24/5 sau khi nhà đầu tư này bán ra 700.000 cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu sở hữu sau giao dịch là 7.483.872 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu sau giao dịch là 4,591%.

Theo quy định, cổ đông sở hữu dưới 5% vốn cổ phần không được coi là cổ đông lớn và không cần phải báo cáo UBCKNN và Sở GDCK TP.HCM nếu giao dịch không làm thay đổi tỷ lệ sở hữu quá 5%.

Một thông báo liên quan đến nhà đầu tư Nguyễn Phan Minh Khôi

Một thông báo liên quan đến nhà đầu tư Nguyễn Phan Minh Khôi

Đáng chú ý, trong ngày 23/5 (ngày ông Nguyễn Phan Minh Khôi thực hiện động thái mua vào cổ phiếu của VCSC, giá cổ phiếu VCI của doanh nghiệp bà Nguyễn Thanh Phượng tăng 1% lên 31.600 đồng/cp. Cổ phiếu này giảm giá 1,6% về mức giá 31.100 đ/cp trong ngày hôm sau cũng chính là ngày ông Khôi bán ra 700.000 cổ phiếu.

Ông Nguyễn Phan Minh Khôi hiện là Giám đốc CTCP Vận tải Xăng dầu Phương Nam, công ty được thành lập năm 2008; Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến (TPP). Ông Khôi từng là Tổng Giám đốc CTCP Âu Lạc; Phó Giám đốc, thành viên HĐQT Công ty PVOil Shipping; Phó Trưởng ban Khai thác Tổng Công ty Vận tải Dầu khí (PV Trans).

Trước đó, vào cuối tháng 4, nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý cũng đã có thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu tại Chứng khoán Bản Việt – VCSC (Mã CK: VCI) của bà Nguyễn Thanh Phượng.

Theo đó, nhóm quỹ do Dragon Capital đã bán ra 5,35 triệu cổ phiếu VCI, qua đó giảm lượng sở hữu xuống còn 8,14 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 4,99% và không còn là cổ đông lớn từ ngày 25/4/2019.

Diễn biến giá cổ phiếu VCI của VCSC

Trong khoảng 1 năm qua, diễn biến cổ phiếu VCI trên sàn chứng khoán không thực sự thuận lợi. Từ vùng đỉnh 86.000 đồng/cp được thiết lập vào tháng 4/2018, đến nay cổ phiếu VCI chỉ còn 30.600 đồng/cp (phiên 29/5).

VCSC lên phương án bảo vệ NĐT chứng quyền nếu phá sản

Không chỉ gây chú ý bởi sự thay đổi về tỷ lệ sở hữu của cổ đông tại doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng, thời gian qua việc bà Nguyễn Thanh Phượng tiếp tục ký vào tờ trình ĐHĐCĐ năm 2019 xin không nhận thù lao HĐQT cũng làm tâm điểm tại VCSC.

Tại phiên họp ĐHĐCĐ năm 2018, việc các thành viên trong HĐQT VCSC không nhận thù lao đã gây tò mò cho không ít cổ đông. Trước mối băn khoăn này, bà Nguyễn Thanh Phượng cho biết: “Gần như từ lúc niêm yết đến giờ VCSC chỉ nhận một năm duy nhất. Chúng tôi vẫn duy trì truyền thống không nhận thù lao, không có một lý do gì cụ thể”.

Bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC). (Ảnh: Internet)

Cũng tại ĐHĐCĐ năm ngoái, việc các thành viên trong HĐQT Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) không nhận thù lao đã gây tò mò cho không ít cổ đông. Trước mối băn khoăn này, bà Nguyễn Thanh Phượng cho biết: “Gần như từ lúc niêm yết đến giờ VCSC chỉ nhận một năm duy nhất. Chúng tôi vẫn duy trì truyền thống không nhận thù lao, không có một lý do gì cụ thể”.

Còn Ban kiểm soát của VCSC gồm 3 thành viên nhận thù lao với tổng số tiền 204 triệu đồng. Trong đó, trưởng ban kiểm soát nhận thù lao 7 triệu đồng/tháng và thành viên ban kiểm soát nhận thù lao 5 triệu đồng/tháng/người.

Trong năm ngoái, Ban Tổng giám đốc vẫn nhận trên 8% trên phần lợi nhuận trước thuế vượt 680 tỷ đồng so với kế hoạch. Tuy nhiên, trong năm nay, Ban Tổng giám đốc VCSC sẽ không nhận thưởng dù đã điều hành công ty kinh doanh “thắng lớn”.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, VCSC đạt tổng doanh thu 1.821,5 tỷ đồng, tăng 18,53% so với năm 2017 và là năm đạt doanh thu cao nhất kể từ khi thành lập đến nay.

Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của VCSC cũng tăng trưởng mạnh hơn so với doanh thu nhờ quản lý tốt chi phí hoạt động và đạt mức tăng trưởng 25,96%, đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 1.011 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu đạt 56% cao hơn so 4% so với năm 2017. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 30,36%, và trong top cao nhất thị trường. Lợi nhuận sau thuế 822,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, năm 2019, Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng chỉ đặt mục tiêu doanh thu 1.653 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 850 tỷ đồng, lần lượt thấp hơn 9% và 16% kết quả kinh doanh thực tế năm 2018.

Đại hội cổ đông thường niên 2019 của VCSC tổ chức ngày 22.4.2019. (Ảnh: Vietstock)

Một nội dung đáng chú ý được ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) thông qua là phương án bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ của VCSC đối với nhà đầu tư sở hữu chứng quyền trong trường hợp VCSC bị mất khả năng thanh toán, hợp nhất, sáp nhập, thậm chí phá sản.

Theo đó, trường hợp VCSC bị mất khả năng thanh toán, các nguồn tài chính sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ cho nhà đầu tư gồm: Tài sản phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có trên tài khoản tự doanh; Tài sản đảm bảo thanh toán đã được VCSC ký quỹ tại ngân hàng lưu ký cho các đợt chào bán chứng quyền (nếu có); Bảo lãnh thanh toán của ngân hàng (nếu có).

Trong trường hợp các nguồn trên không đủ để thanh toán cho nhà đầu tư, việc giải quyết quyền lợi sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quyền ưu tiên và thứ tự thanh toán cho các chủ nợ.

Trong trường hợp VCSC của bà Nguyễn Thanh Phượng bị giải thể, phá sản: Áp dụng theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản trong việc thanh toán nợ đối với chủ nợ có bảo đảm, và có quyền ưu tiên theo thứ tự thanh toán.

Trường hợp VCSC hợp nhất, sáp nhập thì áp dụng các quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành để giải quyết quyền lợi cho nhà đầu tư.

Theo báo cáo KQKD quý I.2019, VCSC ghi nhận 202,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 39% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, so với kế hoạch lãi sau thuế 680 tỷ đồng trong năm 2019 thì VCSC đã hoàn thành xấp xỉ 30% chỉ tiêu đề ra.

Huyền Anh

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/kinh-te/ong-nguyen-phan-minh-khoi-giao-dich-luong-co-phieu-lon-tai-cong-ty-ba-nguyen-thanh-phuong-la-ai-983802.html