Ông Nguyễn Thế Minh: 'Tháng 7 khối ngoại chấm dứt hoạt động bán ròng'

Khối ngoại bán ròng trong thời gian vừa qua có thể đến từ nguyên nhân lo ngại và ăn theo tâm lý là chính. Dự báo trong tháng 7 tới đây sẽ là thời điểm khối ngoại chấm dứt hoạt động bán ròng, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta, dự báo.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 14/6/2018 đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%, theo ông động thái của FED tác động đến TTCK Việt Nam như thế nào?

Việc tăng lãi suất của FED đợt rồi đúng như nhà đầu tư dự đoán nhưng có điểm hơi bất ngờ thay vì 1 lần FED dự định tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm nay và năm 2019 dự kiến 3 lần tăng lãi suất.

FED tăng lãi suất tác động tích cực lên đồng USD, USD tăng, tỷ giá bất ổn và không chỉ tỷ giá Việt Nam mà các khu vực khác nhất là nhóm thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam khiến dòng tiền khối ngoại bắt đầu rút ra.

Tuy nhiên, về định lượng không tác động nhiều đến xu hướng bán ròng của khối ngoại. Nguyên nhân FED tăng lãi suất chỉ một phần và không nhiều do lượng trái phiếu huy động từ thị trường thế giới không tác động nhiều nếu so với Thái Lan, Indonesia, Philippines… con số huy động trái phiếu thấp và tỷ giá trong ngắn hạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Năm 2004 FED tăng lãi suất thời điểm đó NHNN đang bị thâm hụt không đủ USD trong kho đối ứng lại nên tỷ giá căng thẳng còn 2018 chúng ta thặng dư với lượng như hiện nay nên không có nhiều lo lắng. Năm nay NHNN sẽ dùng lượng thặng dư này để ổn định tỷ giá nếu có tình trạng căn thẳng leo thang.

Dòng tiền khối ngoại sẽ không rút ra khỏi thị trường Việt Nam. Rút ra khác với bán ròng, nếu bán ròng TTCK Việt Nam đổ tiền mua trái phiếu khác với việc bán ròng quy đổi ra USD và rút tiền về nước, đây mới là rủi ro.

Điều tôi quan tâm không phải từ việc tăng lãi suất mà FED bán lượng trái phiếu ra thị trường như thế nào nhưng FED chưa công bố vấn đề này một cách cụ thể. Việc thu hẹp trái phiếu ra thị trường tác động hơn nhiều so với việc tăng lãi suất, tăng lãi suất chỉ tác động là họ có thể đổi ra USD hoặc ra kênh sinh lời khác, còn bán lượng trái phiếu là kéo dòng tiền tài trợ trở lại FED, vì tiền nhóm các nhà đầu tư quốc tế đa phần từ FED.

Việc khối ngoại bán ròng theo ông khi nào chấm dứt?

Khối ngoại bán ròng trong thời gian vừa qua có thể đến từ nguyên nhân lo ngại và ăn theo tâm lý là chính. Theo tôi quý III, IV khối ngoại chấm dứt hoạt động bán ròng. Thậm chí sớm hơn, có thể giai đoạn trong tháng 7 tới đây sẽ là thời điểm khối ngoại chấm dứt hoạt động bán ròng.

Từ việc bán ròng của khối ngoại ảnh hưởng nhiều vấn đề trong đó có vấn đề không tránh khỏi là do thị trường giảm quá mạnh, thị trường rơi mạnh các quỹ ETFs rút khỏi thị trường.

Bên cạnh đó, có một số quỹ đầu tư vào một số cổ phiếu từng là blue-chips như HSG, CTD... thời gian vừa rồi rơi quá mạnh nên các nhà đầu tư đã rút tiền ra khỏi quỹ đó. Các quỹ lới như Dragon Capital, Vinacapital hoạt động rút tiền gần như không có, xu hướng này mà chỉ quỹ 100-200 triệu USD.

Xin cảm ơn ông!

NGUYỄN THẢO

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/chung-khoan/ong-nguyen-the-minh-thang-7-khoi-ngoai-cham-dut-hoat-dong-ban-rong-3455202.html