PC Thanh Hóa: Đồng hành cùng chương trình xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, Chương trình xây dựng nông thông mới (NTM) tại Thanh Hóa được triển khai đã tạo sức lan tỏa, hiệu quả thiết thực. Từ nguồn lực quốc gia, cùng sự nỗ lực của chính quyền địa phương, mỗi người dân thì sự chung tay của doanh nghiệp là hết sức quan trọng và Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) là một trong những đơn vị đã khẳng định được vai trò, đồng hành cùng xứ Thanh trong công cuộc xây dựng NTM.

Thay đổi diện mạo nông thôn

Xây dựng NTM là chủ trương lớn mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn phát triển bền vững... Mục tiêu cuối cùng mà chương trình xây dựng NTM hướng tới là những vùng quê tiến bộ, văn minh, hiện đại, con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng nâng cao... Những năm qua, Chương trình xây dựng NTM được tỉnh Thanh Hóa triển khai đồng bộ từ khu vực đồng bằng đến miền núi và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2016, huyện Yên Định trở thành huyện đầu tiên của tỉnhThanh Hóa và cũng là huyện đầu tiên của khu vực Bắc Trung Bộ trở thành huyện NTM. Tháng 8 vừa qua huyện Quảng Xương cũng công bố nhận huyện NTM và một vài ngày tới đây lễ công nhận Đông Sơn trở thành huyện NTM cũng sẽ được tổ chức (Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn NTM)… Có thể nói, Chương trình xây dựng NTM tại Thanh Hóa đã, đang tạo sức lan tỏa giúp thay đổi diện mạo nông thôn. Chương trình xây dựng NTM đã và đang đi đúng hướng, với tầm vóc, vai trò, ý nghĩa và thành tựu đạt được hết sức to lớn. Chương trình đã bao trùm, bao phủ toàn diện về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cũng như mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh trật tự ở nông thôn...

Huyện Yên Định - địa phương đầu tiên của Thanh Hóa đạt chuẩn NTM

Huyện Yên Định - địa phương đầu tiên của Thanh Hóa đạt chuẩn NTM

Sau một thập kỷ triển khai thực hiện, bằng quyết tâm chính trị cao, có nhiều sáng tạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự chung tay góp sức của toàn xã hội, người dân đã tự giác tham gia hưởng ứng. Lấy phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ, lấy tài dân, sức dân để lo cho dân; Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, giúp đỡ và hỗ trợ. Nhờ đó, mô hình thôn, bản, xã, huyện NTM đã hiện thực hóa ở nhiều nơi trên miền đất xứ Thanh.

Bộ mặt nông thôn khởi sắc nhờ triển khai xây dựng NTM

Ngay từ những giai đoạn đầu, Thanh Hóa đã xác định Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM là chương trình số 1 trong 5 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của địa phương. Từ đó, đã đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ chính trị cho toàn đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong tỉnh... Trong thời gian gần 10 năm, Thanh Hóa đã huy động được nguồn lực khá lớn với gần 50 nghìn tỷ đồng cho xây dựng NTM. Cùng với nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, các địa phương đã chủ động khai thác, huy động các nguồn nội lực trong nhân dân, như góp công lao động, hiến đất, vật liệu, tiền, đóng góp tinh thần và động viên người thân thành đạt tham gia; đồng thời chú trọng khai thác huy động các nguồn từ ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội.

Xây dựng NTM giúp người dân mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống

Từ nhữngnguồn lực trên, Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo được gần 10.000 km đường giao thông nông thôn, trên 2.000 km đường giao thông nội đồng, hàng trămcông trình thủy lợi nhỏ, trên 12.700 phòng học các cấp, khaongr 350 trạm biến áp và trên 2.300 km đường dây hạ thế... Các địa phương trong tỉnh cũng xây dựng mới được hàng trăm nhà văn hóa và khu thể thao xã, gần 3.000 nhà văn hóa thôn, nhiều chợ nông thôn, trạm y tếtrụ sở xã, công trình cấp nước sinh hoạt được xây mới, cùng với đó xây mới và chỉnh trang trên 100 nghìn nhà ở dân cư...

Đóng góp quan trọng của ngành điện

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nhằm đảm bảo cung cấp điện đảm bảo tiêu chí số 4 cho chương trình xây dựng NTM với mục tiêu đặt ra đến cuối năm 2020 "Sẽ cơ bản hoàn thành cải tạo nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn sau tiếp nhận để nâng cao năng lực cấp điện cho các vùng nông thôn, tăng tính an toàn cấp điện, giảm tổn thất điện năng. Hướng dẫn bà con sử dụng điện hiệu quả". PC Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ song song với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trước hết, công tác tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn được triển khai, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa lớn về chính trị, xã hội nên Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát từ việc xây dựng kế hoạch, triển khai phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức quản lý điện nông thôn tổ chức giao nhận và triển khai bán lẻ đến hộ, đầu tư cải tạo lưới điện sau tiếp nhận để nâng cao chất lượng, an toàn và hiệu quả kinh doanh, hoàn thiện hồ sơ hoàn trả vốn đầu tư. Kết quả từ năm 2008 đến nay Công ty đã tiếp nhận bán lẻ 398 xã và một phần lưới điện của 29 xã (trong đó 57 xã dự án REII), với khối lượng 6.650km đường dây hạ áp; 484.875 công tơ 1 pha; 12.256 công tơ 3 pha. Số lượng công tơ trước thời điểm tiếp nhận năm 2017 công tơ 1 pha 90.126 cái; công tơ 3 pha 11.663 cái.

Công ty Điện lực Thanh Hóa quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ đến người dân

Với việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn để bán lẻ điện đến hộ dân và công tác cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn, đã góp phần không nhỏ trong Chương trình xây NTM của các địa phương, và cấp điện tốt hơn cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Bên cạnh đó, Công ty cũng chỉ đạo các Điện lực trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương để đánh giá triêu chí NTM về điện, đồng thời đề xuất nâng cấp cải tạo lưới điện cũng như xây dựng mới lưới điện phục vụ các mô hình kinh tế của nông thôn mới. Đên cuối năm 2018 tỉnh Thanh Hóa đã có 522 xã đạt tiêu chí 4.1; 540 xã đạt tiêu chí 4.2. Tổng số xã đạt tiêu chí số 4 là 522/579 đạt tỷ lệ 90.15%.

Điện được kéo về tận thôn bản phục vụ khách hàng và Chương trình xây dựng NTM

Nói về những nỗ lực của ngành điện trong việc nâng cấp lưới, chất lượng điện năng phục vụ khách hàng, đặc biệt là nhu cầu sản xuất, tiêu dùng gắn với tiêu chí số 4 trong xây dụng NTM, ông Nguyễn Hữu Huệ - Phó giám đốc Điện lực Yên Định chia sẻ, dù đơn vị quản lý vận hành, kinh doanh bán điện trên địa bàn 4 huyện bao gồm: huyện Yên Định 29 xã, Thị Trấn; huyện Thiệu Hóa 04 xã; huyện Ngọc lặc 02 xã; huyện Thọ Xuân 02 thôn. Bán kính cấp điện nơi xa nhất lên đến 70km tính từ trụ sở điện lực nhưng đơn vị luôn nỗ lực phục vụ tốt nhất khách hàng. Đặc biệt, việc triển khai 5S lưới điện được Điện lực thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương để chỉnh trang đô thị làm đẹp cảnh quan đường làng ngõ xóm góp phần vào hoàn thành chương trình NTM. Hay tại huyện Đông Sơn, địa phương đang trong không khí tưng bừng chuẩn bị đón nhận huyện đạt NTM, ông Lê Xuân Hùng – Giám đốc Điện lực Đông sơn chia sẻ, cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân, trong quá trình quản lý kinh doanh điện trên địa bàn, điện lực Đông Sơn hết sức quan tâm đến nâng cao chất lượng lưới, chất lượng điện năng để phục vụ người dân trong sinh hoạt, sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ đảm bảo thực hiện tiêu chí số 4 trong xây dựng NTM…

Kết quả tổng thể, trong những năm qua PC Thanh Hóa đã đầu tư và đóng điện đưa vào khai thác các đường dây trung áp, trạm biến áp phụ tải và đường trục hạ thế 0,4 kV trên địa bàn 27/27 huyện thị, thành phố tại 345 xã, phường, thị trấn với tổng giá trị đầu tư là hàng ngàn tỷ đồng. Ngày 17/1/2014, Công ty đã phối hợp chặt chẽ với Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị liên quan khánh thành và đóng điện lưới quốc gia về xã Mường Lý huyện Mường Lát hoàn thành 100% số xã có điện lưới quốc gia trước 02 năm của Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Thnah Hóa lần thứ XVII…

Minh Thư

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/pc-thanh-hoa-dong-hanh-cung-chuong-trinh-xay-dung-nong-thon-moi-125674.html