Peel da có tốt không?

Peel da là một trong những phương pháp làm đẹp đang được ưa chuộng hiện nay. Vậy peel da có những tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi peel da?

1. Peel da là gì?

Theo BSCKI Hoàng Phú Thọ - Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, peel da là phương pháp làm thay da sinh học bằng các hoạt chất hóa học tác động lên da giúp trị mụn, mờ thâm, làm sáng và trẻ hóa làn da.

Các hoạt chất thường sử dụng trong peel da là các acid có nguồn gốc tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình thay da và tái tạo tế bào da mới. Đó là:

Alpha hydroxy acid (AHA) có tác dụng tẩy da chết, điều trị nám, giúp da sáng hơn, trị mụn, trị sẹo...

Salicylic acid (BHA) với đặc tính dễ dàng xuyên qua lỗ chân lông, BHA giúp loại tế bào chết và bã nhờn cũng như giúp kiểm soát lượng dầu thừa trên da mặt.Tricloacetic Acid (TCA) có vai trò tái tạo cấu trúc da mới giúp trẻ hóa làn da, cải thiện tình trạng nếp nhăn và sắc tố da trên khuôn mặt.Retinol là dẫn xuất của vitamin A với nhiều công dụng khác nhau, trong đó bao gồm điều trị mụn trên da.

Peel da sinh học đã được FDA công nhận là phương pháp mang đến hiệu quả cao trong điều trị mụn trứng cá, lỗ chân lông to, điều trị nếp nhăn, cải thiện sắc tố da…

2. Các loại peel da

Tùy thuộc vào từng tình trạng da cũng như mục đích điều trị, bác sĩ da liễu có thể chỉ định mức độ peel da sao cho phù hợp.Mỗi dạng peel da sẽ có mức độ tác động cũng như công dụng riêng như sau:

2.1 Peel da ở mức độ nhẹ

Peel da ở mức độ nhẹ là phương pháp sử dụng alpha hydroxy acid (AHA) hoặc beta hydroxy acid (BHA) tác động lên bề mặt da giúp làm sáng da, giảm những vết thâm do mụn để lại.

Peel da ở mức độ nhẹ thường không gây ra nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, da có thể mẩn đỏ tạm thời, bong tróc nhẹ và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau vài ngày và không có gì đáng ngại.

Peel da có tác dụng khác nhau tùy theo mức độ peel.

Peel da có tác dụng khác nhau tùy theo mức độ peel.

2.2 Peel da ở mức độ trung bình

Đối với peel da mức độ trung bình, các hoạt chất hóa học được sử dụng để tác động và thẩm thấu vào lớp biểu bì và lớp sâu hơn của da. Đối tượng phù hợp cho phương pháp này là những người gặp các vấn đề sẹo mụn, nám da, tăng sắc tố da...

Peel da ở mức độ trung bình sẽ mang lại hiệu quả:

Giảm sẹo mụn nhỏ hoặc nông phát triển do tổn thương từ mụn. Tuy nhiên, peel da mặt mức độ trung bình là không thể điều trị sẹo sâu hoặc sẹo lồi, sẹo lồi.
Giảm các chứng tăng sắc tố như nám, tàn nhang... cho kết quả tốt hơn so với phương pháp peel da nhẹ.
Giúp giảm nếp nhăn trên khuôn mặt, nhất là vùng quanh mắt và miệng.

Phương pháp peel da ở mức độ trung bình xâm nhập sâu hơn vào da nên sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với peel da nhẹ. Tuy nhiên chúng vẫn được đánh giá là khá an toàn. Các tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy, đóng vảy, ngứa và bong tróc. Các biểu hiện này thường tự thuyên giảm sau khoảng 2 tuần.

Peel da ở mức độ trung bình làm mờ các đốm nám, tàn nhang, se khít lỗ chân lông.

2.3 Peel da ở mức độ sâu

Peel da ở mức độ sâu đưa các hoạt chất thâm nhập vào phần dưới của lớp hạ bì, phù hợp với những tình trạng sẹo thâm hoặc nếp nhăn mà không thể điều trị bằng phương pháp lột nhẹ hơn. Vì tính can thiệp sâu trên bề mặt da, peel da mặt mức độ sâu đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải người có tay nghề tốt để đảm bảo hiệu quả, tránh gây biến chứng về sau.

3. Những ai không nên peel da?

Theo BSCKI Hoàng Phú Thọ, peel da là một phương pháp làm đẹp khá an toàn, tuy nhiên những đối tượng sau đây không nên peel da:

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;
Người có da sưng đỏ, nổi mụn viêm hoặc có vết thương hở;

Người có tiền sử bệnh gan, tim mạch, tiểu đường không nên thực hiện phương pháp làm đẹp này;

Người có làn da sẫm màu cũng không được khuyến khích lựa chọn các phương pháp lột da sâu

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên có sự thăm khám từ bác sĩ da liễu để đánh giá tình trạng của mình và cân nhắc xem có nên peel da hay không. Nếu thực hiện peel da, cần tuân thủ tần suất tiến hành cũng lưu ý chăm sóc da cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mời bạn đọc xem tiếp video:

Minh Tâm

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/peel-da-co-tot-khong-169221103161630663.htm