PGS.TS NGUYỄN TRỌNG PHÚC: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT PHẢI TRỞ THÀNH CÔNG CỤ CHỦ YẾU ĐỂ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH ĐẤT NƯỚC

Theo PSG.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII đã làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ. Từ nghị quyết, quan điểm của Đảng đến pháp luật của Nhà nước là một bước tiến. Đảng cầm quyền nhưng Đảng không làm thay, vì vậy cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt hệ thống pháp luật phải trở thành công cụ chủ yếu để Nhà nước quản lý, điều hành đất nước, điều hành xã hội.

BẾ MẠC HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra từ ngày 3-9/10 đã thảo luận chủ đề tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Trên cơ sở tổng kết 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết mới về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Trong đó, Trung ương đặc biệt nhấn mạnh: Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải bảo đảm giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.

Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII đã thống nhất sẽ ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.

Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII đã thống nhất sẽ ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.

Trả lời phỏng vấn Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII đã làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ. Từ nghị quyết, quan điểm của Đảng đến pháp luật của Nhà nước là một bước tiến. Đảng cầm quyền nhưng Đảng không làm thay, vì vậy cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt hệ thống pháp luật phải trở thành công cụ chủ yếu để Nhà nước quản lý, điều hành đất nước, điều hành xã hội.

Phóng viên: Thưa ông, sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, ngày mùng 9/10 đã bế mạc Hội nghị Trung ương 6, khóa 13. Trong bài phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Theo ông, nội dung cốt lõi của vấn đề này là gì?

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng: Phát biểu chỉ đạo trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là sự tổng kết của nhiều năm vừa qua về phương thức lãnh đạo. Bởi phương thức lãnh đạo được đặt ra từ rất sớm, nhất là trong công cuộc đổi mới phải phải luôn luôn được tổng kết vì trong đổi mới có nhiều vấn đề mới nảy sinh phải xử lý.

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đòi hỏi có yêu cầu mới. Bên cạnh đó, các tổ chức Mặt trận và các đoàn thể rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, nhất chức năng giám sát, đại biểu cho quyền làm chủ của Nhân dân. Điều này đặt ra yêu cầu Đảng lãnh đạo cần có bước phát triển. Vì vậy, Hội nghị Trung ương 6 đã làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ. Trong bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư đã tổng kết, làm rõ hơn cơ chế đó này, bởi cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ là 3 mệnh đề có quan hệ mật thiết với nhau, làm cho sức mạnh, bản chất của hệ thống chính trị ở nước ta rõ hơn tính ưu việt, khả năng, năng lực cầm quyền người, vai trò quản lý điều hành của Nhà nước và ý chí, quyền làm chủ của Nhân dân rõ hơn.

Phóng viên: Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII đã thống nhất ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Theo ông, sau khi Nghị quyết được ban hành, việc triển khai tổ chức thực hiện cần lưu ý gì?

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng: Sắp tới, Trung ương sẽ ban hành nghị quyết về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị trong tình hình mới, trong đó sẽ làm rõ hơn việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, các phạm trù, khái niệm và các bước tiến hành

Theo tôi, sau khi ban hành nghị quyết, vấn đề đặt ra là tổ chức thực hiện để đưa nghị quyết vào cuộc sống như thế nào là vấn đề khoa học, nếu không nghị quyết chỉ dừng trên văn bản. Tôi nghĩ rằng, các cấp từ Trung ương đến cơ sở tổ chức thực hiện như thế nào cho đúng, để hiện thực hóa đường lối, quan điểm, chủ trương trong các nghị quyết.

Trong khâu tổ chức thực hiện, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần nhắc, chúng ta vẫn yếu ở khâu tổ chức thực hiện. Nghị quyết rất hay, rất đúng nhưng khi tổ chức thực hiện lại gặp lúng túng, thậm chí không biết bắt đầu từ đâu. Vì vậy, tôi cho rằng, thời gian tới cần tập trung vào khâu tổ chức thực hiện, bởi khi đưa nghị quyết vào cuộc sống mới bộc lộ vấn đề nào đúng trong đường lối, vấn đề gì cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, bởi vì thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bên cạnh đó, trong tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng phải được cụ thể hóa bằng chính sách và thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.

Bên cạnh đó, Đảng lãnh đạo là thông qua một hệ thống các tổ chức của Đảng, thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong quần chúng nhân dân, ngay cả trong bộ máy của hệ thống chính trị để những công chức, viên chức, cán bộ trong hệ thống chính trị nhận thức rõ quan điểm, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Để nghị quyết của Đảng thực sự đi vào cuộc sống, theo tôi cần thường xuyên tổng kết tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện, vừa tổng kết vừa kiểm tra, giám sát việc thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đã thực hiện tốt chưa; kiểm tra người dân hiểu và thực thi như thế nào, vì không kiểm tra, giám sát thì coi như không lãnh đạo. Thông qua kiểm tra, giám sát để phát hiện những cái đúng và không đúng, phát hiện những cán bộ làm tốt và cán bộ hư hỏng để có thể điều chỉnh lại.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng, cần nâng trình độ về lý luận, về thực tiễn của toàn bộ hệ thống chính trị, từ Nhà nước đến các tổ chức đoàn thể để nâng cao vai trò cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền. Đồng thời, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân được thực thi tốt nhất, chứ không dừng lại ở khẩu hiệu.

Phóng viên: Thưa ông, việc cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng thành thành chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa như thế nào trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng: Từ nghị quyết, quan điểm của Đảng đến pháp luật của Nhà nước là một bước tiến và nằm trong thiết kế chính trị của chế độ. Đảng không phải là người làm thay Nhà nước, Đảng cầm quyền nhưng Đảng không làm thay, cho nên quan điểm, chủ trương của Đảng phải trở thành chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tại Hội nghị Trung ương 6 cũng bàn thảo về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Trong đó, Trung ương đã thống nhất, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt hệ thống pháp luật phải trở thành công cụ chủ yếu để Nhà nước quản lý, điều hành đất nước, điều hành xã hội. Vì vậy, cần tập trung xây dựng hệ thống pháp luật, nhưng hệ thống pháp luật lại đòi hỏi cả ba cơ quan là lập pháp, hành pháp và tư pháp đều phải tham gia vào cái quá trình xây dựng hệ thống pháp luật.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có sự phối hợp, kiểm soát lẫn nhau, kiểm soát từ trong nội bộ của mỗi tổ chức để hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật phản ánh đúng đường lối, chủ trương của Đảng; đồng thời phản ánh đúng lợi ích của quốc gia, dân tộc, phản ánh đúng lợi ích và quyền lợi của Nhân dân. Tuy nhiên, theo tôi, bên cạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng cần hoàn thiện hệ thống thực thi pháp luật, trong đó cần đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu, nắm được pháp luật, tạo điều kiện cho áp dụng.

Như vậy, việc thông qua Nhà nước pháp quyền để thực thi đường lối của Đảng hay thực hiện vai trò cầm quyền của Đảng là bước tiến của chúng ta hiện nay. Trước năm 1986, chúng ta thực hiện mô hình nhà nước chuyên chính vô sản, khi đó cũng là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ nhưng trong điều kiện hiện nay, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lại có những yêu cầu rất cụ thể.

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Quốc hội trong việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật?

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng: Quốc hội có ba chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tôi cho rằng, mấy khóa Quốc hội gần đây, Quốc hội đổi mới rất mạnh mẽ, trong đó có chức năng lập pháp. Qua theo dõi, tôi thấy rằng, kỳ họp nào Quốc hội cũng tập trung thảo luận, cho ý kiến về các dự án luật, thông qua luật, lập kế hoạch toàn khóa về xây dựng pháp luật nhằm nâng cao chất lượng của các văn bản pháp luật.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của pháp luật, Quốc hội phải đầu tư rất nhiều, đòi hỏi các Ủy ban của Quốc hội phải thực sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội. Đặc biệt, tôi cho rằng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải tập hợp những chuyên gia giỏi trên từng lĩnh vực, mời những luật sư giỏi góp ý kiến cho Quốc hội trong hoạt động lập pháp; đồng thời nâng cao trình độ am hiểu luật pháp của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách…

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Lan Hương

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=69481