Phải làm gì khi bị chảy máu cam?

Nếu chảy máu cam không phải do xì mũi hoặc chấn thương, bạn có thể ngăn chặn nó nhanh chóng.

Nóng trong người còn được gọi là nội nhiệt. Biểu hiện là tình trạng thường xuyên cảm thấy nóng trong người, khô táo, người gầy, da khô, miệng háo khát, tiểu tiện nóng, sắc vàng hoặc đỏ, đại tiện bí táo,…nặng hơn là trường hợp viêm nhiễm cục bộ như mụn nhọt, dị ứng, sang lở mẩn ngứa hoặc nóng âm ỉ trong xương, chảy máu camChảy máu cam (hay còn gọi là chảy máu mũi) là bệnh xuất hiện quanh năm, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ nhưng thường thì trẻ nhỏ mắc nhiều hơn. Triệu chứng ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều.

Thực tế, rất nhiều người không hề biết các biện pháp khắc phục hoặc kỹ thuật tại nhà có thể giúp họ. Do đó, dưới đây là một số cách để giúp đỡ khi bị chảy máu mũi, cho dù bạn ở nhà, tại nơi làm việc hay đi ra ngoài

Trước hết bạn phải bình tĩnh. Nếu bạn bắt đầu lo lắng, máu sẽ càng chảy nhiều hơn. Hãy cố gắng thư giãn cơ thể hết mức có thể. Bạn nên ngồi xuống và không nên nằm, giữ đầu thẳng.Bạn hướng người một chút về phía trước để máu không chảy xuống cổ họng.Bạn bóp mũi lại bằng cách sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để giữ lỗ mũi đóng trong 5 đến 10 phút, trong lúc đó hãy tạm thở bằng miệng. Chỗ bị bóp sẽ gây áp lực lên khu vực chảy máu và có thể khiến máu ngừng chảy.Một khi máu đã ngưng, bạn đừng chạm vào hoặc hỉ mũi bởi nếu không máu lại chảy lần nữa. Tuy nhiên nếu máu đã ngưng chảy hoàn toàn sau một khoảng thời gian, bạn có thể hỉ mũi nhẹ để loại bỏ các cục máu đông.

Ảnh minh họa (Internet)

Ảnh minh họa (Internet)

Một biện pháp khắc phục tại nhà khác để ngăn chặn chảy máu cam là ngậm một viên đá lạnh. Bằng cách này, các mạch máu sẽ co lại nhanh hơn và ngăn chặn lưu lượng máu đến mũi.

Lưu ý: Nhất định không được để bệnh nhân nằm hoặc để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau. Trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu.

Bạn không thể hoàn toàn ngăn ngừa chứng chảy máu cam xảy ra, nhưng có một số việc bạn có thể làm để giúp giảm bớt nguy cơ chảy máu:

- Giữ ẩm bên trong mũi. Bên trong mũi bị khô có thể gây chảy máu cam. Sử dụng bông tăm để nhẹ nhàng bôi một lớp dầu mỏng vào lỗ mũi ba lần một ngày, kể cả trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như Bacitracin hoặc Polysporin

- Bạn có thể sử dụng nước muối nhỏ mũi hoặc phun thuốc vào lỗ mũi để giữ bên trong mũi ẩm ướt

- Sử dụng máy làm ẩm. Lỗ mũi của bạn có thể bị khô vì không khí trong nhà quá khô hanh.

- Không hút thuốc vì có thể gây kích thích khô mũi

- Bạn đừng ngoáy mũi. Bên cạnh đó, không hỉ mũi hay ngoáy mũi quá mạnh tay. Nếu con bạn bị chảy máu cam do ngoáy mũi, hãy cắt ngắn móng tay cho bé và dạy bé không được làm vậy.

- Bạn không nên sử dụng thuốc cảm lạnh và dị ứng quá thường xuyên bởi những loại thuốc này có thể làm khô mũi. Trong một số trường hợp, vài loại thuốc nhất định có thể gây chảy máu cam hoặc làm cho máu chảy nặng hơn. Bạn cần thảo luận về các loại thuốc với bác sĩ trước khi dùng.

QBB (t/h)

Nguồn Khỏe 365: http://khoe365.net.vn/phai-lam-gi-khi-bi-chay-mau-cam-58993.htm